(SGTT) - Để bảo đảm an toàn trong thời dịch Covid thì chất lượng của khẩu trang là tiêu chí hàng đầu của người tiêu dùng. Nhiều người tin rằng ngoài chống bụi, vi khuẩn thì khẩu trang có thể chống tia UV hiệu quả. Vậy quan niệm này có đúng không?
- Thắc mắc mùa dịch: Quá thời gian tiêm mũi 2 vắc-xin Covid-19, liệu mũi 1 có mất tác dụng?
- Thắc mắc mùa dịch: Giải tỏa cơn ác mộng trong những giấc mơ về Covid-19
- Thắc mắc mùa dịch: Có nên tự thực hiện test nhanh Covid tại nhà?
Tia UV là một dạng bức xạ ion. Sự bức xạ này có thể làm hỏng DNA trong các tế bào. Nếu thường xuyên tiếp xúc thì các tế bào da có thể bị tổn thương, từ đó có thể gây cháy nắng, lão hoá, ung thư da...
Hầu hết các chị em phụ nữ đang ngộ nhận về việc đeo khẩu trang có thể chống nắng. Trên thực tế, với bước sóng dài, tia UV có thể xuyên qua vải, cửa kính hay kim loại để tác động lên da một cách dễ dàng. Do đó, dù bạn có đeo khẩu trang thường xuyên thì vẫn không thể bảo vệ da toàn diện khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Sài Gòn Tiếp Thị đã có cuộc trao đổi với TS.BS Ngô Minh Vinh, Phó Trưởng bộ môn Da Liễu, Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch trong chương trình “Thắc mắc mùa dịch” dưới đây.
Theo đó, bác sĩ Vinh khuyên mọi người không nên chủ quan về khẩu trang 3 lớp hay 4 lớp. Chúng ta luôn phải thoa kem chống nắng hàng ngày dù bất kể nàng có đeo khẩu trang hay che chắn cẩn thận cho da. Kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi các tác động của tia UV và ô nhiễm môi trường.
Đồng thời, chúng ta nên sử dụng loại khẩu trang có màu đen, sậm màu sẽ có tác dụng chống nắng lên đến 90%. Trong khi đó, khẩu trang màu sáng chỉ có tác dụng chống nắng khoảng 60%. Về chất liệu, nên dùng khẩu trang được may với vải dày, dệt chéo. Ngoài ra, loại khẩu trang y tế màu xanh thường sử dụng có chất liệu vải mỏng, chỉ có tác dụng cản bụi, không có hiệu quả cao trong việc chống nắng, chống tia UV.
Hiệp Trần