(SGTT) - Thông qua việc chiếu ánh sáng cận hồng ngoại trong thời gian ngắn (0,1 giây), các loại trái cây sẽ trở nên tươi ngon, tăng thời gian bảo quản.
- Cách sử dụng tủ lạnh sao cho thực phẩm luôn tươi ngon
- Sở An toàn thực phẩm TPHCM cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ so biển
Đây là phát minh mới nhất do Viện Nghiên cứu Shikoku (Tập đoàn Điện lực Shikoku, Nhật Bản) sáng chế nhằm tránh lãng phí thực phẩm, cũng như giúp trái cây tươi ngon hơn.
Theo đó, công nghệ có tên gọi iR Fresh, hoạt động bằng cách kích thích các khí khổng (stoma) trên bề mặt trái cây và rau củ đóng lại, ngừng mất nước. Từ đó, tăng cường khả năng chống oxy hóa để ức chế sự phát triển, sinh sôi của vi khuẩn.
Thực tế, qua các thí nghiệm trước đó cho thấy rau chân vịt bảo quản bằng công nghệ này giữ độ tươi và cứng sau sáu ngày, trong khi loại rau này không qua iR Fresh mất độ tươi chỉ sau bốn ngày. Không chỉ loại rau kể trên, hiệu quả công nghệ này còn ghi nhận ở một số loại trái cây, nông sản khác, như trái cam, bắp cải, bông cải xanh, cà chua, dâu tây...
Hiện một số trung tâm thu gom nông sản tại Nhật Bản đang ứng dụng công nghệ này. Dự kiến, tương lai iR Fresh còn áp dụng cho các hộ gia đình, giúp duy trì chất lượng sản phẩm lâu dài hơn. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu còn đang phân tích chuyên sâu công nghệ này để hỗ trợ việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu thông qua các thiết bị bay không người lái trên các cánh đồng.
Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đề xuất đưa thông tin dinh dưỡng lên mặt trước bao bì thực phẩm. Việc đưa thông tin lên phía trước như thế này theo FDA là nhằm đảm bảo người tiêu dùng có thể xác định được ngay các dạng chất nào có ở trong sản phẩm mình được mua. Dự kiến ba dạng chất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là chất béo bão hòa, muối và đường là các thông tin được ghi lên mặt trên nhãn dán thông tin dinh dưỡng trong thời gian tới.
Theo Asahi Shimbun, FDA