Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024

Khách sạn TPHCM ồ ạt trả mặt bằng, giá thuê giảm một nửa vẫn ế

Ngày càng nhiều chủ khách sạn tại TPHCM trả lại mặt bằng sau hơn chín tháng phải hoạt động cầm chừng hoặc không thể hoạt động vì Covid-19 và kỳ vọng cho thị trường trong năm 2021 là không mấy khả quan. Nhiều mặt bằng có giá thuê thấp hơn trước hơn một nửa vẫn không có người thuê.

Vẫn phải trả mặt bằng dù tiền thuê sát đáy

Thông tin mới từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho biết có đến 56% cơ sở lưu trú trên cả nước phải đóng cửa. Với TPHCM, tuy chưa có thống kê đầy đủ nhưng con số đó có thể cao hơn vì nguồn sống chính của các khách sạn tại TPHCM đến từ thị trường quốc tế nhưng thị trường này đã đóng từ tháng Ba.

Theo số liệu từ Sở Du lịch TPHCM, khách quốc tế đến thành phố trong năm nay ước đạt hơn 1,3 triệu lượt, giảm 84,8% so với năm ngoái; khách nội địa đạt khoảng 15 triệu lượt, giảm 54,2%. Thị trường xấu như thế này đã làm chủ các khách sạn, đặc biệt là khách sạn vừa và nhỏ không thể kéo dài thời gian cầm cự.

"Nếu như lúc trước chủ nhà không chịu giảm tiền thuê, ngay cả trong giai đoạn không có khách quốc tế và cả nước phải giãn cách thì nay họ chủ động giảm hơn 50%, có căn 70% nhưng chúng tôi cũng không thể thuê tiếp", chủ ba khách sạn nhỏ ở quận 1 và quận 4 nói.

Theo đó, đến cuối tháng này ông sẽ trả mặt bằng thứ hai. Mặt bằng trước đã trả cách đây ba tháng còn một khách sạn đang hoạt động cầm chừng vì tiếc vốn đầu tư. "Giá thuê phòng giảm 50% mà khách rất ít, đã vậy mỗi khi có thông tin dịch bùng lên là khách lại hủy hết phòng nên việc điều hành rất căng thẳng mà lại lỗ", ông nói.

Nhiều doanh nhân cho biết, do chủ khách sạn trả mặt bằng nhiều nên thị trường đang có hàng loạt mặt bằng khách sạn được chào thuê với giá rất rẻ, thậm chí rẻ hơn một nửa so với trước. Chẳng hạn, có mặt bằng làm khách sạn 45 phòng ở quận 1 trước đây cho thuê 500 triệu đồng/tháng nay chỉ chào 250 triệu đồng, thậm chí 200 triệu đồng vẫn chấp nhận cho thuê. Một mặt bằng khác, cũng có 45 phòng ở đường Chu Mạnh Trinh, quận 1 còn chào giá thấp hơn, 180 triệu đồng/tháng là có thể thương lượng để thuê. Nhiều mặt bằng được chủ chào mức giảm thấp hơn nhưng lại có thêm ưu đãi là tính tiền thuê không đáng kể trong ba tháng đầu nhưng đa số vẫn chưa tìm được khách.

Liệu có ai dám gom hàng?

Nhiều doanh nhân nhận định, có thể tình trạng trả mặt bằng khách sạn sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới vì kỳ vọng mở cửa thị trường quốc tế còn rất xa. Mùa làm ăn cuối năm nay và đầu năm tới coi như đã mất nên phải chờ đến mùa mới là vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022, tức là việc kinh doanh đứt đoạn gần hai năm nên ít nơi có thể kham nổi.

Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường phục hồi khá chậm. Tính chung 11 tháng, tình hình kinh doanh của khách sạn tại Việt Nam kém hơn khu vực. Trong đó, doanh thu phòng giảm hơn 2/3 so với năm trước trong khi khu vực chỉ giảm 1/2; công suất và giá phòng trung bình giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các khách sạn ở những đô thị như TPHCM và Hà Nội còn khó khăn hơn. Về phục hồi, có thể kỳ vọng từ quí 3, quí 4 năm 2021 khi các hạn chế đi lại được nới lỏng. Khi đó, khách du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo và khách du lịch cá nhân từ khu vực lân cận sẽ đi lại, thúc đẩy quá trình hồi phục của mảng khách sạn.

Bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Công ty Tư vấn và Quản lý Khách sạn Chez Mimosa cũng cho rằng thị trường khách sạn không mấy khả quan trong năm tới. Tuy nhiên, với giá thuê mặt bằng đang giảm thấp kỷ lục như thế này thì những người có nguồn tiền và chấp nhận đầu tư để chờ đợi sẽ có cơ hội kiếm lời tốt trong tương lai.

Chẳng hạn, khách sạn 45 phòng, có vị trí tốt tại quận 1 mà giá thuê chỉ 180-200 triệu đồng/tháng, hợp đồng năm năm là rất đáng thuê. Giả sử năm sau TPHCM vẫn chưa có khách quốc tế, chủ khách sạn sẽ chịu lỗ vừa phải nhưng vẫn tạm cầm cự với giá thuê 200.000-300.000 đồng/phòng để chờ sang năm 2022.

Nếu đầu tư thêm cỡ hai tỉ đồng để nâng cấp thì đến năm 2022, một phòng ở đây có thể cho thuê với giá 800.000 đồng/đêm và chỉ cần công suất 70% là gần một năm sau đã có thể lấy lại vốn đầu tư. Từ năm 2023 là có thể có mức lãi mỗi năm gần ba tỉ đồng, chưa kể còn có thể kinh doanh thêm các dịch vụ khác như tour, cho thuê xe...

"TPHCM vẫn là trung tâm kinh tế lớn nên chắc ngắn nguồn khách nước ngoài sẽ đến khi hết dịch và mảng khách sạn sẽ sớm trở lại như trước đây. Với các nhà đầu tư an toàn thì viễn cảnh u ám cho năm 2021 là rào cản để xuống tiền nhưng sẽ có nhiều nhà đầu tư nghĩ khác", bà nói.

Theo đó, hiện tại TPHCM chưa có nhiều nhà đầu tư "cá mập" đi thu gom các mặt bằng giảm giá để đầu tư, chuẩn bị cho tương lai nhưng nhiều điểm du lịch khác đã có. "Tôi đã gặp nhóm đầu tư đi gom các mặt bằng ở Đà Lạt và Vũng Tàu. Chỉ vài tháng gần đây, họ đã gom 15 villa ở Đà Lạt và hàng chục mặt bằng khách sạn ở Vũng Tàu. Những người này chấp nhận đầu tư để đón cơ hội", bà nói.

Đào Loan

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Mới nhất

Về Bình Định khám phá vẻ hoang sơ của biển Mỹ An

(SGTT) - Bãi Mỹ An thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, cách sân bay Phù Cát khoảng 45 km. Với vẻ đẹp còn khá hoang sơ, nơi đây là gợi ý thú vị để du khách khám phá khi đến Bình Định. Đến Bình Định ngắm chiều buông...

Gợi ý 7 điểm check-in khi đến Busan, Hàn Quốc

(SGTT) – Busan - thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của du khách. Không chỉ thuận lợi trong việc di chuyển, Busan còn hấp dẫn bởi sự đa dạng về văn hóa, thiên nhiên tươi đẹp. Dưới đây...

Nhu cầu chụp ảnh mùa Tết tăng, cả thợ ảnh không chuyên cũng bội thu

(SGTT) - Nhu cầu chụp ảnh tăng cao trong dịp cận Tết đã mang đến nguồn thu nhập nhất định cho không chỉ những tay chụp với trang thiết bị chuyên nghiệp mà cả những người mới ra nghề, “chụp chơi”.  Nở rộ xu hướng thuê mua áo dài...

Cận cảnh ‘suối đá đĩa’ triệu năm ở Gia Lai

(SGTT) - Dòng suối này nằm ở làng Vân, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Nhiều du khách gọi nơi đây là “suối đá đĩa” vì bãi đá bên suối có nét tương đồng với gành Đá Đĩa ở Phú Yên. Khám phá ‘thác ba...

Đón bình minh, ngắm mây giăng trên cột cờ Lũng Cú

(SGTT) - Cột cờ Lũng Cú nằm tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Với độ cao khoảng 1.470m, nơi đây thỉnh thoảng xuất hiện những “biển mây” bồng bềnh, mang đến cho du khách trải nghiệm khác lạ. Làng cổ Thiên Hương ở Hà Giang...

Điện Thái Hòa mở cửa đón khách sau 3 năm trùng tu

(SGTT) - Chiều 23-11-2024, tại sân điện Thái Hòa và khu vực điện Cần Chánh – Đại Nội Huế đã diễn ra chương trình “Cố đô Huế – Nơi di sản thăng hoa”. Sự kiện bao gồm lễ khánh thành điện Thái Hòa, đón nhận Bằng công nhận Di...

Khám phá suối Lồ Ồ giữa núi rừng Ninh Thuận

(SGTT) - Suối Lồ Ồ tọa lạc tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 40km. Nằm trong Vườn Quốc gia Núi Chúa, suối còn giữ được vẻ đẹp khá hoang sơ, phù hợp để du...

Huế công bố 54 sản phẩm du lịch ấn tượng năm 2024

(SGTT) - Sau 4 tháng triển khai, chương trình bình chọn "Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế" năm 2024 đã tìm ra 54 sản phẩm, dịch vụ để vinh danh trong số gần 250 đề cử được gửi về. Chương trình bình chọn “Top 9 sản phẩm...

Cùng chuyên mục

Chia sẻ

Xem nhiều

Các chuyên mục