Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Việt Nam có 32 Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia về ẩm thực

Mới đây, phở Nam Định, phở Hà Nội và mì Quảng được công nhận là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia. Qua đó, hiện nước ta có 32 Di sản Phi vật thể Quốc gia liên quan đến lĩnh vực ẩm thực.

Đứng đầu danh sách là TP Hà Nội với bốn di sản gồm Nghề cốm Mễ Trì (công nhận năm 2019), Phở Hà Nội (năm 2024), Nghề làm xôi Phú Thượng (năm 2024) và Nghề ướp trà sen Quảng An (năm 2024).

Nghề ướp trà sen Quảng An là Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia năm 2024. Ảnh minh họa: TTXVN

Ở khu vực miền Bắc, ghi nhận thêm một số tỉnh, thành có Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia về ẩm thực như Thái Nguyên có Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương (năm 2023); Phú Thọ có Nghề làm bánh chưng, bánh dày (năm 2023); Điện Biên có Nghề làm bánh Khẩu xén, bánh Chí chọp của người Thái trắng (năm 2023); Nam Định có món phở Nam Định (năm 2024).

Tại khu vực miền Trung, Quảng Nam là tỉnh có ba Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia về ẩm thực là Nghề khai thác yến sào Thanh Châu (năm 2016), Nghề trồng rau Trà Quế (năm 2022) và Mì Quảng (năm 2024). Tiếp đến là địa phương Đà Nẵng với Nghề làm nước mắm Nam Ô (năm 2020) và Nghề làm bánh tráng Túy Loan (năm 2024). Cuối cùng là tỉnh Phú Yên với Nghề làm nước mắm và Nghề làm bánh tráng (cùng năm 2022).

Nghề làm bánh tráng Túy Loan là Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia năm 2024. Ảnh minh họa: TTXVN

Khu vực miền Nam ghi nhận hai tỉnh có ba Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia về ẩm thực là Tây Ninh với Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (năm 2015), Nghệ thuật chế biến món ăn chay (năm 2022) và Nghề làm muối ớt Tây Ninh (năm 2023); Cà Mau có Nghề muối ba khía (năm 2020), Nghề gác kèo ong (năm 2020) và Nghề làm tôm khô (năm 2023).

Tiếp đến là Bến Tre với Nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng và Nghề làm bánh phồng Sơn Đốc (cùng năm 2019); Đồng Tháp ghi nhận Nghề làm nem Lai Vung (năm 2023) và Nghề làm bột gạo Sa Đéc (năm 2024).

Đồng Tháp có Nghề làm nem Lai Vung được ghi nhận là Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia vào năm 2023. Ảnh minh họa: Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Đồng Tháp

Còn lại là một số địa phương ở khu vực miền Nam có một di sản văn hóa phi vật thể gồm Bình Phước với Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng (năm 2021), Nghề làm muối ở Bạc Liêu (năm 2020), Nghề làm bánh pía ở Sóc Trăng (năm 2020), Nghề làm nước mắm Phú Quốc ở Kiên Giang (năm 2021), Vĩnh Long có Nghề làm tàu hũ ky (năm 2023), Cần Thơ có Nghề làm bánh tráng Thuận Hưng (năm 2023) và Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer ở An Giang (năm 2024).

Theo bvhttdl.gov.vn, TTXVN

Phúc An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khám phá ẩm thực nơi cổ trấn ở Hà Nội

0
(SGTT) - Nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 40km, làng cổ Đường Lâm đến nay vẫn giữ được vẻ mộc mạc, giản dị...

Độc đáo món mì dùng cọng hành gắp thay đũa ở...

0
(SGTT) - Bắt nguồn từ vùng Aizu, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, mì Negi Soba gây thích thú cho thực khách khi dùng cọng hành...

Đầu bếp Mỹ gợi ý ba quán bún bò nên thử...

0
(SGTT) - Trong tập phát sóng gần đây trên kênh YouTube của mình, đầu bếp người Mỹ - Chad Kubanoff đã thử vị bún...

Những nhà hàng có menu tiệc cho riêng ngày 20-10

0
(SGTT) – Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10), một số nhà hàng tại TPHCM thiết kế riêng những menu tiệc để mọi người...

Bốn loại củ, gia vị làm vị nền cho món bò...

0
(SGTT) - Bò kho là món ăn thường thấy trong bữa cơm gia đình hay mâm tiệc tùng. Tuy nhiên, để món bò kho...

Công thức món chè Việt lọt top 100 món tráng miệng...

0
(SGTT) - Có màu sắc bắt mắt với nhận diện ba màu đặc trưng, món chè ba màu vừa được Taste Atlas ghi nhận...

Kết nối