Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024

Vi trùng xâm lấn không gian, quá nguy

Vào thời mà cả thế giới đều hiểu biết rõ về các vi khuẩn và vi rút trong những môi trường khác nhau, sẽ giúp chúng ta tự bảo vệ mình tốt hơn.

Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, vi trùng có mặt ở khắp nơi: trên bàn, trên tay, điện thoại, vật nuôi. Không phải tất cả vi rút hay vi khuẩn đều nguy hiểm và gây bệnh. Nhưng ở thời đại mà con người ngày càng xê dịch nhiều hơn, nguy cơ lây lan nhanh chóng cao hơn, nghiên cứu về chúng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Chicago (Mỹ) đã nghiên cứu sự di chuyển của vi khuẩn trong một ngôi nhà. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science của họ dựa trên việc quan sát bảy gia đình trong sáu tuần. Tay, chân, mũi và đồ nội thất đã được phân tích vi sinh. Các nhà nghiên cứu cho biết những người sống trong cùng một nhà có những “dòng vi khuẩn” rất gần nhau, và họ sẽ làm lây lan chúng ra trong nhà. Thật vậy, chỉ mất vài giờ để một gia đình mới dọn đi truyền lại “dấu ấn vi khuẩn” cho một gia đình mới dọn đến.

Những quan sát này cho phép dự báo và đánh giá, nhờ vào một phần mềm tương tác, sự hiện diện của các vi sinh vật theo các thông số khác nhau như độ ẩm, nhiệt độ hay tính chất bề mặt. Nếu áp dụng cho các bệnh viện, những quan sát này có thể tạo điều kiện cho việc thu thập tư liệu, tổ chức chăm sóc và khoanh vùng nhằm ngăn chặn sự lan truyền của vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn mang gen gây bệnh hoặc kháng thuốc.

Nghiên cứu vi khuẩn rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Nghiên cứu vi khuẩn rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Lây lan từ máy pha cà phê

Tiến sĩ Charles Gerba tại trường Đại học Arizona (Mỹ) – người chuyên nghiên cứu về sự lây lan của vi rút trong môi trường – đã tìm ra cách đo được vận tốc di chuyển của vi rút trong một tòa nhà văn phòng gồm 80 người làm việc. Để làm điều này, ông đặt trên tay nắm cửa một loại vi rút vô hại với con người, có cấu trúc rất gần với vi rút gây bệnh cảm cúm và viêm dạ dày. Bốn giờ sau, vi sinh vật này đã có mặt trên tay một nửa số người làm việc trong tòa nhà và trên một nửa các bề mặt mà những người này chạm đến.

“Chúng tôi cũng đã nhận thấy nhiều điểm đặc biệt: phòng nghỉ, nơi đặt máy pha cà phê, là những nơi có tốc độ lan truyền nhanh nhất; và vi rút lan truyền qua tay nhanh hơn nhiều so với hắt hơi hay ho”, tiến sĩ Gerba nhấn mạnh.

Rất đáng để lo lắng khi chúng ta đều biết rằng một cái hắt hơi cũng có thể đẩy vi trùng bay rất xa. Theo một nghiên cứu của trường Đại học MIT (Mỹ) công bố hồi tháng 4 trên tờ Journal of Fluids Mechanics, nước bọt của một người bị cảm hắt hơi có thể bay xa đến 6 m. Do có tính chất vật lý tương tự với mây, các giọt nước bọt sẽ lan nhanh trong phòng và mầm bệnh, do không khí đưa đi, có thể tiếp cận hệ thống thông gió. Từ đó, các phòng khác cũng sẽ bị lây bệnh. Đây chính là điều khiến một số bệnh viện đã đặc biệt quan tâm đến hệ thống thông gió của mình.

Ứng dụng cụ thể

May mắn thay, không nhất thiết phải dùng đến các phương tiện đắt tiền hay phức tạp cho việc chống lại sự lây lan của vi trùng. Rửa tay và sử dụng khăn lau khử trùng cho đồ nội thất sẽ giúp ngăn chặn chúng. Điều quan trọng là phải tuyên truyền cho mọi người thấy được lợi ích đối với cá nhân và cả xã hội trong việc chống lại sự lan truyền của vi rút. “Chúng tôi đã quan sát thấy lượng vi rút giảm một cách ấn tượng, khoảng 60-80% trên bề mặt bị nhiễm vi rút. Và càng ấn tượng hơn khi chỉ một nửa số người được tuyên truyền chấp nhận sử dụng các sản phẩm khử trùng chứa cồn này”, tiến sĩ Gerba cho biết.

Đối với giáo sư Arnaud Fontanet, người đứng đầu đơn vị dịch tễ học các bệnh mới xuất hiện tại Viện Pasteur (Pháp), nghiên cứu về sự di chuyển và sự sống của vi trùng rất là quan trọng. “Công việc này giúp chúng ta biết được tính chất của việc tiếp xúc với người bệnh có thể lây truyền bệnh”, ông giải thích. Đây là điều cực kỳ quan trọng khi tiếp xúc với các vi rút dễ lây lan như SARS hay Ebola.

Ông cho biết thêm rằng cần phải theo dõi người thân của bệnh nhân một khoảng thời gian dài tương đương thời kỳ ủ bệnh để xem liệu có ai có triệu chứng bệnh hay không và cách ly họ. Cần xem xét ai là người có tiếp xúc với mầm bệnh.

Ngọc Trung

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nha Trang đón gần 500 khách quốc tế trên chuyến tàu...

0
(SGTT) - Sáng 30-11, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ đón đoàn tàu hỏa xuyên Việt đưa 462 du khách...

Đưa công nghệ đo sóng não EEG với người lái Audi...

0
(SGTT) - Công nghệ đo sóng não EEG (công nghệ Điện não đồ) - một bước đột phá giúp khách hàng không chỉ trải...

Điều quan trọng cần nghĩ đến nếu muốn tinh gọn bộ...

0
(SGTT) - Đảng và Chính phủ đang thúc đẩy việc sắp xếp lại bộ máy hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết...

Người lao động được nghỉ 22 ngày dịp lễ, tết trong...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với các phương án nghỉ lễ, tết trong năm 2025 do Bộ Lao động -...

TPHCM không lo thiếu vé tàu, xe dịp Tết Nguyên đán...

0
(SGTT) - Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, số lượng hành khách đi lại dịp Tết 2025 sẽ tăng 20% so với năm...

Lâm Đồng khuyến cáo du khách cẩn trọng khi đặt phòng...

0
(SGTT) - Ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng lưu ý, khách du lịch không nên đặt phòng qua những tài khoản không rõ ràng...

Kết nối