Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024

Trưa nay ăn gì: cuối tuần đãi cả nhà lẩu lươn lá giang chua cay đậm đà

(SGTT) - Lẩu lươn lá giang để lại dư vị khó phai cho thực khách mỗi khi thưởng thức nhờ thịt lươn ngọt, béo mềm, lá giang chua nhẹ quyện cùng nước dùng cay cay, đậm đà.
Ảnh minh họa: cet.edu

Thịt lươn có thể chế biến thành nhiều món ngon như gỏi lươn bắp chuối, cháo lươn đậu xanh, miến lươn… Trong đó lẩu lươn lá giang được nhiều người yêu thích bởi hương vị chua chua, cay cay lôi cuốn vị giác. Nhắc tới lẩu lươn là nhắc tới món ăn giải nhiệt nổi tiếng của miền sông nước Tây Nam bộ, thích hợp vào những ngày thời tiết nóng bức.

Để có một nồi lẩu lươn ngon, khâu lựa chọn nguyên liệu rất quan trọng. Đầu tiên, nên chọn mua lươn có độ lớn vừa phải, thuôn dài, có hai màu rõ rệt với phần bụng màu vàng óng. Đây là những con lươn được bắt từ kênh rạch, ao hồ nên thịt thơm và săn chắc, không bị bở khi chế biến. Lá giang lựa những lá non sẽ không bị chát, giúp món lẩu ngon hơn với vị chua nhẹ mà không gây khó chịu.

Muốn lươn không bị tanh, cần khử hết nhớt bằng cách bóp lươn với muối hoặc tuốt lươn nước chanh hay nước vo gạo rồi lấy sạch ruột lươn, rửa lại thật kỹ với rượu trắng. Sau đó, lọc xương, cắt khúc khoảng 5cm, ướp với chút hạt nêm, bột ngọt, tiêu và đợi khoảng 15 phút để gia vị ngấm đều vào thịt. Búp hoa chuối non xắt sợi nhỏ, chần qua nước mẻ cho trắng mềm. Khế thái lát, rau răm, hành lá thái khúc để riêng ra tô là hoàn thành công đoạn sơ chế ban đầu.

Nước dùng là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của món ăn này. Trước hết, phi tỏi, sả, ớt cùng một muỗng sa tế đến khi thơm rồi xào săn xương lươn lại. Tiếp đến, cho lá giang vào xào cùng để lá tiết ra vị chua. Cuối cùng, thêm nước lọc vào nấu sôi, nêm nếm lại sao cho vừa miệng nhưng cần đảm bảo chuẩn vị chua cay của lẩu lươn lá giang.

Lẩu lươn lá giang thường được dùng chung với bún. Cùng với đó là các loại rau ăn kèm như hoa chuối, đậu bắp, bạc hà… Ngoài ra, món lẩu này sẽ ngon hơn nếu có thêm một chén nước mắm với vài lát ớt.

Thịt lươn không chỉ chứa nhiều Vitamin A, B1, B6 mà còn chứa nhiều loại khoáng chất như kali, canxi, natri… tốt cho sức khỏe. Một nồi lẩu đặt giữa bàn với các loại nguyên liệu đa dạng, vừa đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa có hương vị thơm ngon, kích thích khẩu vị của cả nhà.

Tại TPHCM, mọi người có thể thưởng thức món ăn này tại một số địa chỉ sau: Lẩu mang về - Hải sản cá lươn ếch (quận Gò Vấp), Đảo cá quận 7 (quận 7), Thiên Tân quán (quận 4), Nhà hàng Dìn Ký (quận 1), Ốc Cẩm - Ốc & Hải sản (quận 5), Lẩu vận Hảo - Nguyễn Chí Thanh (quận 5), Quán lẩu lá giang (quận 8), Quán lẩu - 137 Tùng Thiện Vương (quận 8), Lẩu 94 (quận 6), Quán lúa - Hải sản & Lẩu các loại (quận Tân Bình), Chương Mập - Đặc sản xứ Nghệ (quận Gò Vấp)…

Theo đó, một phần lẩu lươn có giá bán khoảng 200.000 – 300.000 đồng.

Dịch bệnh Covid-19 tại TPHCM vẫn còn những diễn biến phức tạp, nếu chọn dùng bữa tại nhà, mọi người có thể tham khảo công thức sau:

Quỳnh Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chua chua, ngọt ngọt nồi lẩu cua lá me trưa cuối...

0
(SGTT) – Trong nhiều phiên bản lẩu cua, lẩu cua lá me tạo nên sự thích thú cho thực khách bởi vị chua dịu...

Thân quen nồi lẩu cá lăng om chuối đậu

0
(SGTT) – Om chuối đậu là kiểu chế biến món ăn với sắc vàng đặc trưng nước dùng, chút béo thơm từ chuối và...

Quen mà lạ với lẩu phá lấu bò

0
(SGTT) – Phá lấu là món ăn được bày bán từ đường phố cho đến quán ăn, nhà hàng sang trọng. Từ món ăn...

Chọn nồi lẩu cá kèo dậy vị mắm cho trưa cuối...

0
(SGTT) - Trong nhiều món ăn kèm lẩu mắm, cá kèo là thực phẩm kết hợp cùng khá bắt vị. Qua đó, tạo nên...

Trưa cuối tuần thưởng thức lẩu gà chanh dây

0
(SGTT) – Không chỉ là thức uống bổ dưỡng, chanh dây còn là nguyên liệu để các đầu bếp chế biến thành các món...

Bữa trưa Thất Tịch với món gà hầm đậu đỏ

0
(SGTT) – Trong trào lưu những món ăn có đậu đỏ trong Lễ Thất Tịch, mọi người có thể thử qua gà hầm đậu...

Kết nối