(SGTT) – Thời gian gần đây, cá trắm giòn được nhiều quán ăn, nhà hàng nhập về và phục vụ thực khách theo hình thức lẩu. Nhờ cách nuôi đặc biệt mà thịt cá giòn, ngọt thanh.
- Trưa nay ăn gì: Cơm chiên heo quay cho bữa trưa đổi vị
- Trưa nay ăn gì: Làm mới món bánh hỏi từ thịt tôm nướng
- Trưa nay ăn gì: Lòng gà xào mướp, món ăn kèm cơm trắng hợp vị
Qua tìm hiểu, cá trắm giòn thực tế là cá trắm nhưng nuôi theo công thức riêng biệt. Trong quá trình nuôi, cá được ăn một loại hạt để giúp thịt cá có vị ngọt và độ giòn hơn. Nhiều thực khách đánh giá thịt cá giòn như thịt tôm, ngọt thanh như thịt heo.
Đầu bếp chia sẻ, cá trắm giòn ngon là con có trọng lượng trong khoảng 3-5kg, thân chắc, vẩy đều và cơ thể cân đối. Sau khi có cá tươi, người nấu sơ chế và phân thịt cá thành từng phần riêng biệt như đầu, xương, phi lê.
Phần đầu và xương đem nấu cùng ít gia vị như mẻ, dấm hay các loại lá vị để tạo nên vị nước hầm từ cá đặc trưng. Còn lại, phần thịt phi lê cắt lát vừa ăn, dọn lên đĩa trình bày như món sashimi để thực khách nhúng lẩu.
Phần rau nhúng kèm lẩu tùy chọn dựa vào phong cách đầu bếp hoặc sở thích người nội trợ. Theo đó, một số loại rau sau là phù hợp, như rau muống, xà lách xoong, cải bẹ xanh; hay nhóm rau trong món lẩu miền Tây là bắp chuối bào, kèo nèo, rau nhút, bạc hà, đậu bắp, cà chua.
Tương tự rau nhúng lẩu, sợi bánh ăn kèm đa dạng sự lựa chọn như bún tươi, hủ tiếu, mì gói, mì trứng… thực khách thích sợi bánh nào cứ đem nhúng lẩu (chỉ có một lưu ý là không nên nhúng quá lâu trong lẩu bởi sợi bánh bị bở ảnh hưởng đến hương vị và màu nước lẩu).
Giờ trưa cuối tuần gần đến, mọi người có thể ra ngoài nhà hàng thưởng thức món ăn này hoặc chế biến tại nhà và chiêu đãi người thân, bạn bè qua công thức sau:
Theo amthucviet, monngontuca, shopeefood