Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

TPHCM ưu tiên bố trí vốn cho dự án mời gọi đầu tư PPP

Theo Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn giai đoạn 2020-2030, TPHCM cần kinh phí khoảng 970.654 tỉ đồng để đầu tư các dự án, trong đó nguồn vốn ODA, PPP khoảng 570.925 tỉ đồng.
TPHCM sẽ bổ sung quy hoạch theo định hướng phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD). Ảnh minh hoạ: Lê Vũ

TTXVN đưa tin, UBND TPHCM vừa ban hành kế hoạch năm 2023 thực hiện Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2020-2030; trong đó, ưu tiên bố trí vốn chuẩn bị đầu tư các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Theo Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2020-2030, thành phố cần kinh phí khoảng 970.654 tỉ đồng để đầu tư các dự án. Trong đó, vốn ngân sách khoảng 399.729 tỉ đồng, nguồn vốn khác (ODA, PPP…) khoảng 570.925 tỉ đồng.

UBND TPHCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên nguồn vốn đầu tư các dự án công trình giao thông trọng điểm, cấp bách và bổ sung kế hoạch vốn trung hạn 2021-2025 sau khi Chính phủ phê duyệt tăng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của thành phố; ưu tiên bố trí vốn chuẩn bị đầu tư các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP, kết nối vùng, các tuyến giao thông trục chính, khu vực cảng biển.

UBND TPHCM giao các sở ngành xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, khả thi để huy động các nguồn vốn như ODA, PPP, trái phiếu địa phương, khai thác quỹ đất, xúc tiến kêu gọi đầu tư… để đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, kết nối vùng.

Cùng với các vấn đề trên, lãnh đạo thành phố giao Sở Quy hoạch Kiến trúc khẩn trương nghiên cứu về quy hoạch theo định hướng phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD), cập nhật vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060 để phục vụ khai thác quỹ đất khu vực xung quanh các nhà ga đường sắt đô thị và vùng phụ cận các tuyến vành đai, cao tốc.

Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn để rút ngắn thời gian thực hiện này. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông chủ động, tích cực phối hợp với các quận huyện và thành phố Thủ Đức trong giải phóng mặt bằng; xây dựng kế hoạch chi tiết, có giải pháp đảm bảo tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, quản lý chất lượng công trình.

N.Tân

Theo Kinh tế Sài Gòn Online 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dự án nâng cấp quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh...

0
(SGTT) - Việc nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi, tỉnh...

Bộ GTVT nói gì về việc đầu tư 4 nút giao...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản phản hồi về việc kiến nghị đầu tư 4 nút giao với...

Metro Bến Thành – Suối Tiên thử vận hành 100% công...

0
(SGTT) - Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết, sau gần một tháng vận hành thử...

Chính thức vận hành thương mại đoạn đường sắt trên cao...

0
(SGTT) - Hôm nay (9-11), đoạn trên cao Nhổn - ga Hà Nội thuộc tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà...

TPHCM đề xuất điều chỉnh phân loại đường với quốc lộ...

0
(SGTT) - UBND TPHCM vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh quốc lộ 13 và 50 thành đường...

TPHCM: Thêm 41 tuyến đường ở quận 1 được cho thuê...

0
(SGTT) - Sau 5 tháng thí điểm, UBND quận 1 quyết định mở rộng việc cho thuê vỉa hè thêm 41 tuyến đường. Như...

Kết nối