Thứ bảy, Tháng hai 8, 2025

Sống chung với dịch?!

Một vài tuần trở lại đây, nhiều người ở Việt Nam bắt đầu cổ xúy “sống chung với dịch”. Khi tìm kiếm cụm từ “sống chung với dịch” hay “chung sống với dịch”, Google sẽ cho ra khoảng 300.000 kết quả. Nhiều kênh truyền thông lớn cũng dùng cụm từ “sống chung với dịch” như một cách phổ biến.
Trong những ngày dịch Covid-19, nhiều người đã quen với việc thường xuyên rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang. Ảnh minh họa: Shutterstock

Những người cổ xúy cho “sống chung với dịch” có thể viện dẫn kế hoạch (mà thực ra mới chỉ là phác thảo ý tưởng) của Chính phủ Singapore và Úc. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu về vấn đề này, có thể nhận thấy cả Singapore và Úc đều không hề chủ trương “sống chung với dịch”, mà là vượt qua đại dịch để sống chung với virus SARS-CoV-2.

Theo quan điểm của người viết, “sống chung với dịch” Covid-19 và “sống chung với virus” SARS-CoV-2 về bản chất là hoàn toàn khác nhau.

Trong trường hợp của Úc, Thủ tướng Scott Morrison phác thảo 4 giai đoạn để thoát khỏi đại dịch Covid-19(*). Tuy nhiên, Thủ tướng Úc cũng không thể nêu rõ lịch trình cho từng giai đoạn, vì nó “phụ thuộc vào các mục tiêu tiêm chủng”, với thực tế là chương trình tiêm chủng của Úc đang bị chậm một cách đáng kể so với kỳ vọng ban đầu.

Tương tự như vậy, Chính phủ Singapore cũng không hề tuyên bố sẽ “sống chung với dịch”, mà đặt ra mục tiêu “sống cùng với Covid-19 một cách bình thường”(**) bằng cách biến đại dịch thành một thứ ít đe dọa hơn nhiều, như cúm mùa chẳng hạn, thông qua bốn trụ cột là vắc-xin, xét nghiệm, điều trị, và trách nhiệm xã hội của người dân.

Tóm lại, cả Úc lẫn Singapore đều không có chủ trương "sống chung với dịch", và theo người viết, nếu cổ xúy cho điều này một cách phong trào thì đó là một ý tưởng nguy hiểm. Tôi hy vọng là, với nhiều người, đây chỉ là một lỗi diễn đạt ngôn ngữ chứ không phải là niềm tin thực sự của họ, bởi vì nếu nó là niềm tin thực sự thì cái giá phải trả sẽ là rất nhiều sinh mạng và sự suy thoái kinh tế theo sau cuộc khủng hoảng không thể tránh khỏi về y tế.

Trái lại, sống chung với SARS-CoV-2, virus gây ra Covid-19, là một hiện thực khách quan, bởi vì dù muốn hay không chúng ta cũng không thể tiêu diệt hoàn toàn virus này, và do đó chẳng có lựa chọn nào khác là phải sống chung với nó.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể sống chung một cách bình thường với Covid-19 một khi nó không còn là đại dịch, khi đa số người dân đã được tiêm chủng vaccine, và khi bệnh viện không bị quá tải bởi bệnh nhân Covid.

Vũ Thành Tự Anh

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

------------------------------------------------------

  • (*) https://www.smh.com.au/politics/federal/australia-to-slash-traveller-intake-pm-announces-pathway-out-of-covid-19-20210702-p5869s.html
  • (**) https://www.straitstimes.com/singapore/singapore-preparing-road-map-for-living-with-covid-19

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những dấu ấn đáng nhớ của du lịch Việt Nam năm...

0
(SGTT) - Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến du lịch Việt Nam trong năm 2021. Hãy cùng Sài Gòn Tiếp Thị...

Doanh nghiệp du lịch mong ước gì trong năm 2022

0
(SGTT) - Đó là ước muốn của các đơn vị, doanh nghiệp thành viên của Sáng kiến Điểm đến an toàn, hoạt động trong...

“Thuyền trưởng” BenThanh Tourist: Đổi mới để vượt qua bão Covid

0
(SGTT) - Nhận vị trí "thuyền trưởng", chèo lái điều hành BenThanh Tourist ngay thời điểm dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại...

Chuyên gia du lịch Nguyễn Văn Mỹ: Trong thử thách tôi...

0
(SGTT) - Nhiều người bất ngờ khi ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt...

Bốn cấp độ “thích ứng an toàn” với Covid-19

0
(SGTT) - Ba tiêu chí để đánh giá cấp độ dịch, gồm số ca nhiễm mới tại cộng đồng, độ bao phủ tiêm vắc...

Phó chủ tịch UBND TPHCM: Thành phố sẽ hoàn thuế sớm...

0
(SGTT) - Theo Phó chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng, nếu doanh nghiệp đủ điều kiện được hoàn các khoản thuế theo quy...

Kết nối