Thứ tư, Tháng mười một 6, 2024

Đầu bếp Việt Quang: Hành trình từ con số 0 đến chủ cửa hàng lẩu nướng tại Thanh Hóa

(SGTT) - “Tôi từng làm đủ mọi nghề như rửa xe, bảo vệ, nhưng đến khi là phục vụ nhà hàng, tôi đã tìm thấy tình yêu của mình với nghề bếp”, đầu bếp Nguyễn Việt Quang, sinh năm 1990, hiện đang kinh doanh quán lẩu – nướng Q OPPA BBQ tại Thanh Hóa cho biết.

Giỏi nghề từ những việc cơ bản trong gian bếp

Trải qua thời cắp sách đến trường, năm 2008 anh rời quê hương Thanh Hóa đến Hà Nội tìm việc mưu sinh. Theo anh kể, nghề nào anh cũng từng đã thử sức như bảo vệ, rửa xe hay phục vụ bàn tại nhà hàng.

Khi tiếp cận công việc phục vụ, anh có cơ hội làm quen với không gian bếp, nguyên liệu thực phẩm khi thường xuyên lui đến. Chính lúc này, anh được đầu bếp nơi đó trao cơ hội cho công việc cơ bản nhất là cắt thái nguyên liệu.

“Nhờ may mắn và siêng năng, cộng thêm năng khiếu nên các anh hướng dẫn cho tôi vào bếp học nghề. Cũng từ lúc này mà tôi quyết tâm theo đuổi nghề bếp chuyên nghiệp”, anh tâm sự.

Anh Việt Quang những ngày mới theo nghề. Ảnh: FBNV

Những ngày đầu đến với nghề, anh cảm thấy rất vất vả khi chưa có kinh nghiệm nên chuyện đứt tay, bỏng dầu diễn ra như cơm bữa. Rồi thêm những hôm mệt nhoài bởi căng sức ra làm trong những dịp cuối tuần, lễ, tết.

Vì là người ham học, anh không ngại tất cả những công việc mà các anh giao cho như nhặt rau, rửa chén, sắp xếp dụng cụ hay là cả việc móc cống. “Nhiều người nghĩ những công việc này tầm thường nhưng theo tôi không có những bước đi đầu tiên vững chãi thì bạn sẽ không đến được thành công”, anh bộc bạch.

Sự chuyên cần, hết lòng với nghề của anh cuối cùng đã "gặt hái quả ngọt”, qua nhiều vị trí trong gian bếp năm 2018 anh đảm nhiệm vị trí tổng bếp trưởng hệ thống lẩu nướng Koki ở Sầm Sơn, Thanh Hóa. Năm 2019, anh nhận công việc vận hành và quản lý khu vực bếp tại khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, Thanh Hóa. Và đến năm 2020, anh có bước chuyển mình khi quyết định mở quán ăn lẩu nướng Q OPPA ở chính quê hương Thanh Hóa.

Anh Việt Quang cùng các cộng sự tại quán ăn lẩu nướng Q OPPA. Ảnh: FBNV

Nhìn lại khoảng thời gian nghề bếp, anh cho biết đôi lúc mình cảm thấy mất phương hướng bởi những khó khăn ở giai đoạn đầu. Nhưng với tình yêu dành cho gian bếp, anh đã vượt qua. “Ngày nay, người đầu bếp không chỉ là đứng nấu mà họ còn có thêm một số kỹ năng, công việc khác như dạy nấu ăn, tư vấn vận hành cho một đơn vị kinh doanh ẩm thực hay thậm chí là mở cửa hàng riêng”, anh kể.

“Ẩm thực không có đúng - sai, chỉ là phù hợp hay không”

Dù hiện tại đã chuyển sang kinh doanh, nhưng với anh Việt Quang chuyện quản lý vẫn luôn đi đôi với trau dồi nghề bếp, đó là tìm ra những món ăn ngon, công thức đặc biệt hơn.

Ngoài ra, nhìn thấy sự hài lòng của thực khách cũng là điều anh mong chờ nhất mỗi ngày. “Mặc dù công việc có nhiều áp lực, nhưng mỗi khi thấy phòng ăn đông khách, gương mặt hài lòng của mọi người khi thưởng thức món ăn khiến tôi rất hạnh phúc. Khi đó mọi áp lực, mệt mỏi dường như tan biến hết”, anh kể.

“Ẩm thực không có đúng - sai, chỉ là phù hợp hay không”. Đó là câu nói mà anh tâm đắc trong suốt những năm theo nghề. Nhờ vào tính chất công việc cần đi nhiều nơi mà anh có thêm cơ hội để giao lưu, phát triển món ăn.

Anh Quang không ngừng trau dồi nghề nghiệp, nâng cao kinh nghiệm từ những lần học hỏi, giao lưu với các đầu bếp cùng ngành. Ảnh: FBNV

Chính sự đa dạng sẵn có của ẩm thực Việt mà anh luôn tâm niệm, mỗi một món ăn nếu qua bàn tay của một người đầu bếp thì sẽ trở nên khác biệt hơn. Công thức lên món và cách kết hợp hương vị không ai giống ai, bản thân anh luôn nỗ lực để tìm ra những món ăn độc đáo, thú vị nhất. Đây cũng là điều mà anh luôn theo đuổi để tạo nên phong cách của chính mình và quán ăn mà anh đang điều hành.

Chia sẻ về một trong những bí quyết trụ lại với nghề, anh cho rằng đó là thái độ làm việc. “Nếu bạn làm việc chuyên nghiệp, chỉn chu, hết lòng với công việc thì đó là những yếu tố giúp bạn có những thành công nhất định. Kỹ năng tuy cần thiết nhưng thái độ nghề nghiệp mới quan trọng”, anh cho hay.

Nhắc về Chi hội đầu bếp chuyên nghiệp Thanh Hóa, anh cho rằng đó là thành công cho tất cả anh em nghề bếp nơi đây và cả tỉnh Thanh Hóa. “Đây không chỉ là sân chơi cho các anh em giao lưu nghề bếp mà nó còn mang sứ mệnh giới thiệu ẩm thực địa phương đến mọi miền đất nước cũng như du khách nước ngoài”, anh hồ hởi.

Hiện anh Việt Quang vẫn duy trì kênh YouTube và Fanpage của mình để chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn nấu ăn đến cộng yêu thích ẩm thực trên mạng.

Uyên Tâm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đầu bếp Trần Trung Hải: ‘Bếp Việt mới là niềm đam...

0
(SGTT) - Chỉ với bếp Việt, đầu bếp Trần Trung Hải mới tìm lại được hương vị xưa, quen thuộc từ những món ăn...

Bếp trưởng Đỗ Xuân Trình: để làm bếp trưởng không chỉ...

0
(SGTT) - Người đầu bếp giỏi không chỉ luôn học hỏi, rèn luyện kỹ năng nấu bếp mà còn phải đặt tâm của mình...

Nghệ sĩ ẩm thực người Anh tạc tượng người nổi tiếng...

0
(SGTT) – Khi nhạc sĩ nổi tiếng người Anh Ed Sheeran sáng tác ca khúc Shape of You, ông cũng không nghĩ đến hình...

Đầu bếp Arturo Rivera Martínez ‘hái sao’ Michelin nhờ món bánh...

0
(SGTT) – Một tiệm bánh nhỏ ở giữa lòng thành phố Mexico vừa được cẩm nang ẩm thực Michelin trao tặng một sao danh...

Đầu bếp Phạm Thị Thiên Hương: Ở bếp bánh mỗi ngày...

0
(SGTT) - Năm 12 tuổi, chị Phạm Thị Thiên Hương đã tự tay làm ra chiếc bánh ngọt đầu tiên. Cứ thế, hành trình...

Nữ đầu bếp người Nigeria và hành trình ‘hái sao’ Michelin...

0
(SGTT) – Mang triết lý ẩm thực Tây Phi ứng dụng vào nhà hàng Chishuru ở giữa lòng thành phố Luân Đôn (Anh Quốc),...

Kết nối