Thứ hai, Tháng ba 17, 2025

Bộ Công Thương: Thận trọng khi mua sắm trên các nền tảng Temu, Shein, 1688

(SGTT) - Theo Bộ Công Thương, người tiêu dùng nên thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688… nói riêng.

Theo Bộ Công Thương, thời gian gần đây, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688… đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa tiến hành đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương, thu hút sự chú ý lớn của người tiêu dùng tại Việt Nam và trở thành chủ đề nóng trên nhiều phương tiện truyền thông, TTXVN đưa tin.

Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688… nói riêng.

Đặc biệt, người dân tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng cần chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành của Việt Nam, trong trường hợp cần thiết có thể phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp.

Trước cơn sốt hàng giá rẻ trên sàn thương mại điện tử Temu, người tiêu dùng Việt Nam cần cân nhắc, cẩn trọng khi mua hàng. Ảnh minh hoạ: Guardian.com

Mặt khác, Cục phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, lớp đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng chuyển đổi số của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã… thông qua việc ứng dụng các nền tảng mạng xã hội, website, livestream. Các hoạt động này nhằm thúc đẩy thương mại trong nước, cũng như xuất khẩu ra nước ngoài, thời gian thực hiện trong năm 2025.

Trong tháng 11 sắp tới, Vụ Thị trường trong nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá tác động đối với thị trường trong nước (nếu có) khi hàng hóa nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Cùng với đó là iếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” để thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt, thúc đẩy sản xuất trong nước.

Ngoài ra, các đơn vị liên quan cũng cần tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thương mại, đặc biệt trong môi trường thương mại điện tử.

Hoài Hương

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đề xuất thu thuế VAT với sàn thương mại điện tử

0
(SGTT) - Trong dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), Bộ Tài chính đề xuất mở rộng nhóm...

Truy thu, phạt gần 1.400 tỉ đồng tiền vi phạm về...

0
(SGTT) - Năm 2024, ngành thuế đã xử lý hơn 33.000 trường hợp vi phạm kinh doanh thương mại điện tử với số thuế...

Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên không...

0
(SGTT) - Theo Bộ Công Thương có hai nguy cơ khiến người dùng bị lừa đảo trên mạng là mã độc giám sát, đánh...

Khi nhà sáng lập, CEO cùng ‘lên sóng’ livestream để bán...

0
(SGTT) - Không chỉ đứng đằng sau điều hành chiến lược công ty, bận rộn với công việc của cấp quản lý, nhiều CEO,...

Rà soát 120 website, 44 ứng dụng thương mại điện tử...

0
(SGTT) - Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số đang phối hợp với Tổng cục Thuế rà soát 120 website, 44 ứng...

Nhà bán hàng online ‘xoay chiến thuật’ với xu hướng tiêu...

0
(SGTT) - Mua hàng qua video sẽ là xu hướng mới được các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tập trung khai thác. Nhà...

Kết nối