(SGTT) – Theo các bác sĩ, những người mắc bệnh đột quỵ dưới 45 tuổi thường được coi là nhóm trẻ tuổi. Áp lực từ cuộc sống cùng với các thói quen thiếu khoa học như lười vận động, thiếu ngủ, mất ngủ, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo bão hòa, đường, mỡ động vật... là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nền, dẫn đến đột quỵ ở người trẻ.
- Bản tin 360 độ sống khoẻ: Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm khi phun, xăm thẩm mỹ không an toàn
- Bản tin 360 độ sống khoẻ: Đốt mụn thịt quanh mắt có thể hết hoàn toàn?
Theo Bộ Y tế, ở Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Ghi nhận thực tế đã có trường hợp bệnh nhân đột quỵ ở tuổi 12 và nhiều trường hợp khác trong độ tuổi thanh thiếu niên bị đột quỵ não. Đây là tình trạng đáng báo động bởi nhóm người trẻ tuổi là lực lượng lao động chính của mỗi gia đình, xã hội.
Vậy đâu là những nguyên nhân khiến người trẻ dễ mắc bệnh đột quỵ như hiện nay? Trong trường hợp có người đột quỵ, mọi người cần xử lý bước đầu như thế nào? Bác sĩ có những lời khuyên gì cho giới trẻ đặc biệt là trong cách sinh hoạt, ăn uống, làm việc để bảo vệ sức khỏe trước căn bệnh ‘tử thần’ này?
Những nội dung này sẽ được Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân Y 175 (TPHCM), giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khỏe ngày 3-10. Mời quý vị cùng đón xem ngay sau đây.
Minh Thảo