Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024

Hè về, thưởng thức gỏi “huyết phượng” và nhớ nhà thơ Xuân Tâm

(SGTT) - Hè về, hoa phượng nở, những cánh thư trao tay tuổi học trò... là kỷ niệm đẹp đối với nhiều người. Theo đó, những người yêu thích ẩm thực từ hoa cũng ứng dụng hoa phượng để làm nên một món gỏi nghe rất lạ tai và bắt mắt - gỏi "huyết phượng".
Gỏi huyết phượng đặc sắc. Ảnh: Hòa Vang

Vào một buổi trưa khi tiếng ve râm rang gọi hè, tôi mở tủ sách xem lại bài thơ Nghỉ hè của nhà thơ Xuân Tâm và hồi tưởng về những năm tháng học trò tươi đẹp. Và trong bài thơ ấy, tôi thêm xúc cảm dạt dào ở đoạn:

Trong khoảnh khắc sách bài là giấy cũ.

Nhớ làm chi – Thầy mẹ đợi, em trông

Trên đường làng huyết phượng nở thành bông

Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.

Kiểm soát kỹ có khi còn thiếu sót,
Rương chật rồi, khó nhốt cả niềm vui.
Tay bắt tay hồn không chút bùi ngùi,
Các bạn hỡi, trời mai đầy ánh sáng.

Huyết phượng mà nhà thơ nhắc đến là hoa phượng, thường nở vào dịp hè. Ở quê tôi, đám trẻ con từng nhâm nhi những cánh hoa phượng, cảm nhận vị chua chua, chát chát. Và cũng từ hoa phượng, người ta chế biến thành một số món ăn ngon miệng, hấp dẫn, có thể kể đến như gỏi huyết phượng.

Nghĩ bụng lâu rồi chưa dùng lại món gỏi này, sáng hôm sau, tôi đi chợ mua ít nguyên liệu cần thiết, rồi hái thêm vài chùm hoa phượng đỏ thắm ở gốc cây ven ao nhà. Để làm món ăn này, mọi người cần chuẩn bị một số nguyên liệu như hoa chuối, da heo, thịt ba chỉ heo, tôm đất, rau càng cua, xoài xanh, khế, bẹ môn, bẹ thiên niên kiện, đậu phộng, bánh tráng nướng giòn. Ngoài hoa phượng bỏ cuống, sẽ cần thêm ít rau thơm như ngò gai, rau húng, rau răm, ớt chín, dấm hay chanh tươi.

Các nguyên liệu rau, củ, quả đem sơ chế, xắt nhỏ, thịt ba chỉ và da heo luộc chín rồi thái mỏng. Sau đó, bắc chảo, cho các nguyên liệu vào đảo cùng ít nước mắm là đã hoàn tất món gỏi huyết phượng.

Nhìn đĩa gỏi “huyết phượng nở thành bông” trông rất bắt mắt bởi màu ngà ngà của đu đủ, màu xanh lá cây của bẹ thiên niên kiện, màu phớt tím của bẹ môn tím, điểm xuyết trên nền mâm gỏi là màu xanh lá mạ của rau thơm, màu đỏ của hoa phượng… Khi thưởng thức, món gỏi có vị chua chua, ngọt ngọt, thơm thơm, beo béo, giòn giòn của các nguyên liệu hòa quyện với vị ngọt của thịt, tôm rất lạ miệng và thú vị.

Và mỗi năm cứ hè về được thưởng thức món gỏi huyết phượng lại nhớ đến bài thơ Nghỉ hè của nhà thơ Xuân Tâm mà 70 năm qua vẫn còn sống mãi với thế hệ của những học sinh khi kết thúc niên học, rời trường về quê nghỉ hè, nghỉ học hay ra “trường đời” tham gia ngành nghề để tương lai nuôi sống bản thân với tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc cho lứa tuổi học trò mà giờ đây gắn liền với món ăn sắc hoa màu nhớ.

Hòa Vang

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mì gói nấu thanh cua cho bữa trưa giữa tuần

0
(SGTT) – Mì gói là thực phẩm quen thuộc với nhiều người, và nó cũng là nguồn cảm hứng để đầu bếp quán ăn...

Món phở người Việt nào cũng biết lọt top món súp...

0
(SGTT) - Ngày 17-11, tạp chí du lịch của Mỹ - CNN Travel – đã cập nhật danh sách 20 món súp ngon nhất...

Rex Sài Gòn tổ chức đêm ẩm thực xanh theo chủ...

0
(SGTT) – Nhằm mang đến cho thực khách những trải nghiệm ẩm thực mới lạ của vùng đất núi rừng Tây Nguyên, Khách sạn...

Nui xào trứng cút cho bữa trưa giữa tuần

0
(SGTT) – Trong ẩm thực món xào, sợi nui phổ biến không kém cạnh phở, hủ tiếu, mì gói. Hôm nay, nui kết hợp...

Bữa trưa đầu tuần với miến nấu kim chi

0
(SGTT) – Kết hợp sợi miến dai giòn và kim chi đậm đà hương vị, đầu bếp sáng tạo thành món miến nấu kim...

Bùng nổ vị giác với bún gạo xào ớt, sa tế

0
(SGTT) – Kết hợp cả ớt và sốt sa tế trong cùng một món ăn, bún gạo xào ớt sa tế khiến thực khách...

Kết nối