Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024

Ưu tiên 1.295 tỉ đồng để gia cố tuyến đường sắt xuống cấp

(SGTT) - Tổng công ty đường sắt Việt Nam kiến nghị, cần ưu tiên khoảng 1.295 tỉ đồng để gia cố khẩn cấp các công trình tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên các tuyến đường sắt.
VNR đề xuất cần hơn 16.200 tỉ đồng để sửa chữa, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt. Ảnh minh họa: Minh Hoàng

Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR) vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đề xuất Bộ Tài chính ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các vị trí công trình xung yếu trên mạng lưới đường sắt quốc gia, theo TTXVN.

VNR đề xuất cần hơn 16.200 tỉ đồng để sửa chữa, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt. Trong đó, khoản phí 500 tỉ đồng để gia cố các hầm yếu, hơn 4.000 tỉ đồng để sửa chữa các cầu xung yếu đang bị xuống cấp trầm trọng, hơn 1.500 tỉ đồng sửa chữa và gia cố các vị trí cống, khoảng 9.400 tỉ đồng sửa chữa công trình đường chính, đường ga, ghi, đường ngang…

Trước mắt, ngành cần ưu tiên đầu tư khoảng 1.295 tỉ đồng để gia cố khẩn cấp các công trình tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên các tuyến đường sắt. Cụ thể, khoản kinh phí 500 tỉ đồng để gia cố 12 hầm bằng cách sử dụng vòm thép hình, khung chống, về lâu dài cần đưa vào các dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030. Bên cạnh đó, cần 700 tỉ đồng để gia cố 94 cầu thay các thanh kết cấu bị rỉ thủng quá nặng, thay đinh tán, bu lông bị hư hỏng…; 95 tỉ đồng để gia cố 14 công trình kiến trúc bằng cách sử dụng hệ thống dầm thép, khung thép để chống đỡ tại các vị trí nguy hiểm.

TTXVN dẫn thông tin từ lãnh đạo VNR cho biết, trong số 39 hầm của mạng lưới đường sắt, có 12 hầm được xây dựng và đưa vào khai thác trong khoảng thời gian từ năm 1926-1936. Hiện nay, vỏ hầm bằng bê tông hoặc đá hộc xây bị xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Cả 12 hầm đều chưa từng được sửa chữa, gia cố, cải tạo.

Theo thống kê, có 465 cầu xung yếu trên tổng số 1.862 cầu của toàn bộ mạng lưới đường sắt đã quá niên hạn sử dụng hoặc có kết cấu bê tông, đá xây bị phong hóa, xuất hiện nhiều vết nứt quá tiêu chuẩn cho phép hoặc có kết cấu thép bị rỉ nặng, mặt cầu yếu.

Bên cạnh đó là có hơn 870 cống cũ, quá niên hạn sử dụng hoặc có vết nứt quá tiêu chuẩn cho phép, một số cống bị sập, không đảm bảo thoát nước đang phải gia cố tạm bằng dầm bó ray để đảm bảo an toàn.

TTXVN đưa tin, theo báo cáo của VNR, sự cố sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió đã làm thiệt hại hơn 50,4 tỉ đồng. Trong đó, chi phí tham gia khắc phục sự cố hơn hơn 3,6 tỉ đồng; chi phí thiệt hại trực tiếp do sự cố hơn 18,7 tỉ đồng; thiệt hại giảm doanh thu ảnh hưởng từ sự cố hơn 28 tỉ đồng.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thông tuyến đường sắt Bắc – Nam, đoạn qua Quảng Trị

0
(SGTT) - Sau hai ngày gián đoạn bởi mưa bão, chiều 29-10, đường sắt Bắc - Nam, đoạn đường sắt qua Vĩnh Linh, tỉnh...

Cần khoảng 13 tỉ đô la để làm hai tuyến đường...

0
(SGTT) - Theo Bộ Giao thông vận tải, dự kiến tổng mức đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng khoảng 6...

26.000 vé tàu tết được bán ra sau 2 giờ mở...

0
(SGTT) - Sáng 6-10, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn mở bán vé tàu Tết Ất Tỵ 2025 cho khách...

Đường sắt Việt Nam hủy hơn 40 chuyến tàu do mưa...

0
(SGTT) - Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể...

Đường sắt Bắc – Nam hoạt động trở lại bình thường

1
(SGTT) - Từ ngày 12-9, đường sắt Bắc – Nam từ Hà Nội đi Nghệ An, Đã Nẵng và TPHCM đã hoạt động bình...

Ngành đường sắt triển khai máy bán vé tự động tại...

0
Từ ngày 20-8, tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ triển khai cổng thanh toán quốc tế và máy bán vé tự động...

Kết nối