Thứ hai, Tháng hai 17, 2025

Truyền dịch không đúng: lợi bất cập hại

Không ít người lâu nay vẫn lạm dụng việc truyền dịch mỗi khi cảm thấy trong người không khỏe. Nhiều phòng khám tư, thậm chí là nhà thuốc tây – không có chức năng khám chữa bệnh – lại sẵn sàng thực hiện các yêu cầu này, bỏ qua những điều kiện, quy tắc chuyên môn. Trong thực tế đã có những hậu quả xấu xảy ra từ việc tự ý truyền dịch như vậy.

Theo bác sĩ Nguyễn Công Minh – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương TPHCM, hiện nay trên thị trường có ba loại dịch truyền. Một là dịch ngọt chứa đường glucoza (còn gọi là glucoza hoặc dextrose), có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể; với nhiều loại: 5% (cứ 100 ml nước thì có 5 g đường glucoza), loại 10%, 20%, 30% (dùng để giải độc, dùng cho người bệnh khi không ăn được bằng đường miệng). Dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin, như Alversin 40, Amino-Plasmal 5%, Nutrisol 5%, Vitaplex, Lipofundin... dùng trong các trường hợp suy kiệt do bệnh lý, sau chấn thương, sau phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng đường miệng, Abumin máu và protein máu trong cơ thể bệnh nhân xuống thấp.

Hai là, nhóm cung cấp các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (tiêu chảy, bỏng, sốt xuất huyết...), như Lactate Ringer, Natri Clorua 0,9%, Bicarbonate Natri 1,4%...

Ba là, nhóm đặc biệt như huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất đạm hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Bác sĩ Minh nhấn mạnh: “Tùy theo loại bệnh và tình trạng cấp cứu mà bác sĩ có chỉ định dùng loại dịch truyền nào cho phù hợp và đặc biệt, không phải bệnh nào cũng được phép truyền dịch”.

Nếu bệnh nhân trong tình trạng sức khỏe yếu hoặc vì lý do nào đó thì phải đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu như trạm y tế, các phòng khám tư nhân, các bệnh viện tư... Tuy nhiên, phòng mạch tư truyền dịch chỉ với điều kiện chỉ dùng cho việc cấp cứu bị sốt xuất huyết, phụ nữ mang thai quá yếu ở những vùng quê xa bệnh viện… Một số nhà thuốc, phòng mạch đã lạm dụng việc truyền dịch cho người dân theo yêu cầu là làm sai quy tắc chuyên môn, quy chế và y đức, ngành y tế tuyệt đối nghiêm cấm.

Nhà thuốc được phép bán dịch truyền, phòng mạch tư ngoài việc trang bị thuốc để cấp cứu thì cũng được phép truyền dịch nhưng là để cấp cứu cho người bệnh, chứ không được dùng dịch truyền cho người thấy mệt muốn khỏe lên. Chỉ được truyền dịch khi bệnh nhân được chuyển đến với tình trạng tụt huyết áp, cấp cứu, tiêu chảy nhiều, khẩn cấp. Nếu truyền dư, có khả năng nguy hại đến sức khỏe, làm quá tải sự hoạt động của tim mạch, có thể gây tử vong. Nếu truyền dịch với một lượng nhanh và ồ ạt có thể dẫn đến phù phổi cấp, những biến chứng do truyền dịch gây sốc phản vệ và tử vong trong quá trình truyền dịch.

Tùy theo loại bệnh và tình trạng cấp cứu mà bác sĩ có chỉ định dùng loại dịch truyền nào cho phù hợp và đặc biệt, không phải bệnh nào cũng được phép truyền dịch.

H. Nhung

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trump 2.0 và hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt?

0
(SGTT) - Từ khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thương mại toàn cầu luôn trong trạng thái đề phòng trước các...

Khánh Hòa đón hơn 10.600 du khách quốc tế bằng tàu...

0
(SGTT) - Từ đầu tháng 1 đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã đón 6 chuyến tàu biển quốc tế, với tổng cộng hơn 10.600...

Kinh tế TPHCM phục hồi mạnh nhưng nhiều mặt bằng lớn...

0
(SGTT) - Kinh tế TPHCM ghi nhận mức tăng trưởng 7,17% trong năm 2024 và xu hướng tích cực tiếp tục duy trì trong...

Ấn tượng vẻ đẹp Việt Nam khi nhìn từ trên cao

0
(SGTT) – Trong khuôn khổ chương trình “Top 7 Ấn tượng Việt Nam”, độc giả Sài Gòn Tiếp Thị đã bình chọn và tìm...

Sớm nghiên cứu làm tàu điện ngầm kết nối TPHCM –...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương sớm nghiên cứu đầu tư tuyến tàu điện ngầm...

Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng tiến...

0
(SGTT) - Theo Bộ Giao thông Vận tải, tiến độ triển khai cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng còn chậm...

Kết nối