Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

Trứng chiên ngải cứu – món ăn vị thuốc quen thuộc ở Hà Nội

(SGTT) – Tuy không nổi bật như bún chả, phở gà, bún thang… nhưng trứng chiên ngải cứu lại có riêng những thực khách sành ăn tìm thưởng thức ở Hà Nội. Món ăn không chỉ dân dã mà còn mang đến những dưỡng chất thiết yếu cho mọi người.

Thật ra, trứng gà và ngải cứu là hai thực phẩm phổ biến ở mọi miền đất nước. Ngải cứu còn hay được cho vào bó lá xông để nấu trị giải cảm. Tuy nhiên việc kết hợp hai nguyên liệu này thành món ăn và được bán rộng rãi thì không xuất hiện nhiều trong danh sách ẩm thực của các địa phương. Thế nhưng nếu đến Hà Nội, mọi người sẽ thấy trứng và ngải cứu lại là món ăn thường ngày mà người dân địa phương nào cũng biết.

Trứng và ngải cứu. Ảnh: Việt An

Đối với ngải cứu có hai cách chế biến là trứng chiên ngải cứu và canh trứng ngải cứu. Trứng chiên ngải cứu được làm như cách chiên trứng thông thường. Đập 1-2 quả trứng gà vào tô, nêm gia vị và đánh cho tan. Thêm ngải cứu xắt sợi nhỏ rồi tiếp tục đánh cho rau và trứng quyện đều nhau. Khi nào thấy bọt nổi lên là được, như vậy món trứng chiên mềm thơm. Phi hành lên cho thơm, đổ hỗn hợp vào, để lửa liu riu cho ngải cứu chín là hoàn thành.

Trứng chiên ngải cứu. Ảnh: Việt An

Còn món canh trứng ngải cứu được nấu với trứng gà hoặc trứng vịt lộn. Nấu canh ngải cứu cho chín, đập trứng gà vào và khuấy đều, nước sôi lại là đạt (cách nấu tương tự canh trứng cà chua mà nhiều gia đình hay thực hiện). Còn nếu ra quán, mọi người sẽ thấy người ta hay nấu chung với trứng vịt lộn hơn. Để thuận tiện, trứng lộn luộc sẵn từ trước, sau đó đập ra cho vào nồi canh ngải cứu nấu lại cho thấm đều.

Ở Hà Nội, món ăn này thường bán vào buổi sáng. Trứng cần ăn nóng mới ngon nên khi nào có khách chủ quán mới bắt tay vào làm. Cả hai món đều chế biến nhanh, thực khách chỉ chờ vài phút là có trứng ngải cứu nóng hổi, thơm lừng cho bữa ăn sáng. Ngoài ra, trên phố cũng có nhiều cô, nhiều chị gánh hàng đi bán rong. Đồ nghề của họ khá đơn giản, chỉ đôi quang gánh, bếp lò con con, cái chảo nhỏ cùng ngải cứu và trứng là có thể đem món ăn bình dân này đi khắp nơi. Không có địa điểm cố định, không bị lệ thuộc về thời gian nên mọi người có thể bắt gặp các gánh ngải cứu này cả ngày.

Một gánh ngải cứu trên phố cổ Hà Nội. Ảnh: Việt An
Lá ngải cứu khá dễ sống, dù chỉ trồng trong chậu cảnh cũng tươi tốt như thế này. Ảnh: Việt An

Ngải cứu là loài thảo mộc dễ trồng, chỉ cần cắm nhánh già xuống đất là có thể ra rễ. Ngải cứu có mùi thơm đặc biệt nhờ hàm lượng tinh dầu cao trong lá. Lượng tinh dầu này cùng các chất kháng khuẩn tự nhiên khác của cây giúp ngải cứu không chỉ dùng để nấu ăn mà còn là một vị thuốc với nhiều dược tính quý. Các hoạt chất này hữu hiệu trong trị đau đầu, cảm cúm, tốt cho tiêu hóa, xương khớp và đặc biệt là an thai với phụ nữ.

Việt An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lênh đênh sông nước Sóc Trăng, thử bún nước lèo ‘đặc...

0
(SGTT) - "Ai bún nước lèo hông?", tiếng rao đon đả của bà Hồ Thị Thu, 54 tuổi, vang trên chợ nổi Ngã Năm,...

Ngọt dẻo món mè xửng, đặc sản đất cố đô Huế

0
(SGTT) - Mè xửng là đặc sản không thể tách rời trong biểu tượng văn hóa đất cố đô Huế. Nhiều người nói vui,...

Những câu chuyện ẩm thực thú vị về món chè hé...

0
(SGTT) - Nếu có dịp du lịch Đà Lạt, người ta thường hay rủ nhau thưởng thức bánh căn, bánh mì xíu mại, lẩu...

Về Đà Nẵng nhớ thưởng thức 5 món ăn, đặc sản...

0
(SGTT) - Ẩm thực Đà Nẵng như một bức tranh với nhiều sắc màu của văn hóa miền Trung nước ta. Khám phá những...

Thơm ngon tô bún mực Đại Lãnh xứ biển Khánh Hòa

0
(SGTT) - Được thiên nhiên ưu ái cho vùng biển trải dài, cát trắng mịn màng, nước trong xanh, Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh...

Thổn thức cá rầm kho lá nghệ thôn quê xứ Quảng

0
(SGTT) - Quê tôi nằm bên bờ sông Yên (Đại Lộc, Quảng Nam), một vùng trũng thấp, khiến những cơn mưa lớn đầu mùa...

Kết nối