Thứ hai, Tháng mười hai 2, 2024

Trải nghiệm phiên chợ vùng cao tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1-12-2024 đến 1-1-2025, sự kiện "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025" sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Chương trình mang đến cho du khách cơ hội khám phá những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.
Từ ngày 1-12-2024 đến 1-1-2025, sự kiện "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025" sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Ảnh minh họa: Vương Lộc

Theo TTXVN, điểm nhấn của chuỗi hoạt động là chương trình "Chào năm mới 2025" với nhiều hoạt động, bao gồm tái hiện Tết Nào Pê Chầu của dân tộc Mông, tỉnh Điện Biên; chương trình dân ca, dân vũ "Niềm vui đón năm mới" và "Bản Mông vui đón Tết" và giới thiệu "Món ngon vùng miền - Chào năm mới 2025".

Khi tham gia không khí Tết Nào Pê Chầu, du khách sẽ có dịp tìm hiểu các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm nghi lễ ngày Tết và cách chế biến những món ăn độc đáo của người Mông, như bánh dày được làm với các thao tác công phu. Bên cạnh đó, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trang phục truyền thống và thưởng thức ẩm thực đặc trưng.

Âm nhạc dân gian cũng là một phần không thể thiếu. Du khách sẽ được lắng nghe giai điệu dân ca Mông mượt mà, những âm thanh trầm bổng của tiếng khèn, tiếng sáo, và chứng kiến các động tác múa khèn điêu luyện của những chàng trai người Mông. Sau phần nghi lễ sẽ là phần hội, với các tiết mục dân ca, dân vũ, và trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, ném còn.

Tại chương trình "Món ngon vùng miền - Chào năm mới 2025", mỗi dân tộc cũng sẽ giới thiệu những món ăn đặc trưng trong ngày lễ, Tết, tạo nên một "mâm cơm đoàn kết" đậm chất văn hóa.

Một điểm nhấn khác trong tháng 12 là "Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025", tái hiện không gian văn hóa của các dân tộc miền núi. Chợ phiên mang đến bầu không khí rộn ràng, nơi các chàng trai, cô gái dân tộc Mông xuống chợ cùng nhau múa khèn, giã bánh dày và tham gia các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian.

Không gian chợ phiên có hơn 50 gian hàng, bao gồm 33 gian giới thiệu sản vật địa phương; 10 gian nhà lá phục vụ ẩm thực truyền thống; 9 gian hàng nước giải khát dành cho du khách tham quan.

Ngoài ra, vào cuối tuần tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng diễn ra các hoạt động như tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc sinh sống tại làng; khám phá không gian cây, hoa dịp cuối năm và đầu xuân; tham gia giao lưu trong chương trình "Sắc hoa dã quỳ" của đồng bào Tây Nguyên và "Mùa hoa cải về" của các dân tộc phía Bắc.

Đăng Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hà Nội: Hoa mận rừng ‘xuống phố’ đón Tết sớm

0
(SGTT) - Những ngày qua, tại chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội), nhiều cành mận rừng bắt đầu xuất...

Thêm 6 di tích quốc gia đặc biệt được xếp hạng

0
(SGTT) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26-11-2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt...

Quốc hội đồng ý đầu tư hơn 122.000 tỉ đồng để...

0
(SGTT) - Sáng nay (27-11), Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia...

Trưng bày các tác phẩm điêu khắc về ‘mắt cửa’ tại...

0
(SGTT) - Từ nay đến ngày 15-12, UBND thành phố Hội An và Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa thành...

Dã quỳ khoe sắc tại vườn quốc gia Ba Vì

0
(SGTT) - Khoảng tháng 11 hằng năm, khi tiết trời chuyển mình sang Đông, vườn quốc gia Ba Vì lại khoác lên mình "tấm...

Cắm trại cuối tuần tại mỏ đá cũ ở ngoại thành...

0
(SGTT) - Nằm tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, khu vực mỏ đá Bình Minh đang trở thành điểm...

Kết nối