Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024

Trải nghiệm cắm trại đêm, đón bình minh ở Bãi Môn

(SGTT) - Bãi Môn (thuộc thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) là một bãi biển nhỏ, dài khoảng 300 mét. Bãi biển này được Mũi Điện bao bọc nên khá lặng sóng, bãi cát bằng phẳng, phù hợp cho các hoạt động cắm trại.
Bãi Môn dưới chân mũi Điện. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Tại Bãi Môn, có một dòng suối nước ngọt chảy từ dãy núi kế bên xuống biển. Dòng chảy của suối thay đổi thường xuyên ở các thời điểm trong năm, khi thì men theo chân múi đổ xuống biển, lúc thì uốn cong, chảy ngang gần hết chiều dài bãi Môn rồi mới ra biển.

Có thời điểm, con suối nước ngọt chảy ngang bãi Môn rồi mới ra biển. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Cắm trại ở bãi Môn khá tiện lợi khi có bãi cát bằng phẳng, biển trong và lặng sóng, có nước ngọt để tắm rửa vệ sinh.

Từ QL29, du khách xuống bãi Môn phải băng qua bãi cát lớn. Phía lề QL19, khách tham quan có thể ghé quán ăn chú Mười, tại đây có lều cho thuê và cung cấp thực phẩm hoặc cho thuê bếp, chén đũa cho du khách đến cắm trại.

Lều trại, bàn ghế, dây đèn chuẩn bị cho buổi cắm trại đêm. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Sau khi nô đùa thỏa thích với sóng biển và tắm lại nước ngọt, bếp than được nhen lên trong hoàng hôn. Các món thực phẩm được nướng trên than hồng thơm nức. Du khách sẽ có dịp tận hưởng bữa tiệc đầm ấm trên bãi biển lộng gió, dưới bầu trời đầy sao.

Hải đăng Đại Lãnh được người Pháp xây dựng từ năm 1809 tại mũi Điện – mỏm núi chìa xa nhất ra biển ở khu vực này, đây cũng là một trong số những hải đăng cổ nhất ở Việt Nam.

Bữa tiệc trên bãi Môn lộng gió, dưới bầu trời đầy sao, ngay cạnh dòng suối nước ngọt. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Từ Bãi Môn có con đường mòn dẫn lên hải đăng Đại Lãnh, đường đi không dốc lắm, xem như một buổi tập thể dục buổi sáng cho du khách.

Hải đăng Đại Lãnh trong buổi sớm, nhìn từ bãi Môn. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Một thời gian dài, mũi Điện được coi là cực Đông trên đất liền của Việt Nam, hải đăng Đại Lãnh, vì vậy thường được ví von là nơi đón tia sáng đầu tiên trong ngày ở đất liền Việt Nam.

Ảnh: Ngô Hòa Nam

Về sau, bằng các thiết bị đo đạc hiện đại, người ta đã khẳng định được cực Đông trên đất liền của Việt Nam là Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm của Khánh Hòa.

Hải đăng Đại Lãnh trong nắng sớm. Ảnh: Ngô Hòa Nam

Mặc dù không phải là cực Đông trên đất liền của Việt Nam đi nữa, nhưng mũi Điện vẫn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của thiên nhiên, cùng với Bãi Môn êm đềm và hải đăng Đại Lãnh hùng vĩ.

Ảnh: Ngô Hòa Nam

Khoảng 6:30 sáng, nắng đã bắt đầu gay gắt, du khách xuống núi thu dọn lều trại, ăn sáng để chuẩn bị rời khỏi bãi Môn.

Khách tham quan có thể kết hợp cắm trại ở bãi Môn và tham quan các danh thắng khác trên đất Phú Yên như Gành Đá Đĩa, bãi Xép, cụm thác Vực Song - Vực Hòm, cầu gỗ Ông Cọp...

Ngô Hòa Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ký sự sông Ba (kỳ cuối): Di sản dòng sông và...

0
(SGTT) - Ví dòng sông như một thiếu nữ là cách mà tác giả dành để kết bài viết này. Nếu như Ayun Pa...

Gợi ý 6 dòng thác nên ghé thăm khi đến Phú...

1
(SGTT) – Thác J’rai Tang, Vực Phun, thác Cây Đu hay thác H’ly là những dòng thác đẹp, còn khá hoang sơ mà du...

Cắm trại, ngắm hoàng hôn trên cù lao Mái Nhà

0
(SGTT) - Cù lao Mái Nhà thuộc xã An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách làng chài Phước Đồng khoảng 4km. Trên...

Mùa thu hoạch cói tại làng nghề dệt chiếu hơn 100...

0
(SGTT) - Cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km, làng nghề dệt chiếu cói ở thôn Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An,...

Ngôi nhà lưu dấu ấn dòng gốm cổ hơn 300 năm...

0
(SGTT) - Nhà Quảng Đức Xưa nằm cạnh quốc lộ 1, thuộc thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, đầu đường qua cầu Lò...

Ký sự sông Ba (kỳ 2): Từ Ayun Pa đến đập...

0
(SGTT) - Cái tên sông Ba mang âm sắc gốc của các cụm từ “Ayun Pa”, “Ia Pa”, “K’rong Pa”, đều là tên gọi...

Kết nối