Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

TPHCM tổ chức tiêm vắc-xin đợt 5 từ 18-7

(SGTT) -  Ngày 14-7, Bộ Y tế ban hành phiên bản 6 cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19. So với phiên bản cuối tháng 4 vừa qua, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung virus SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí hay qua tiếp xúc trực tiếp.

Trong phiên bản lần 6 này, Bộ Y tế cập nhật thêm một số triệu chứng lâm sàng bao gồm: đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi.

Theo Bộ Y tế, khoảng hơn 80% bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Thậm chí, một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Gần 20% số bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng khoảng 5-8 ngày (phác đồ cũ từ 7-8 ngày).

Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện… Trong đó, khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái …), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), rối loạn đông máu, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.

Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có suy hô hấp, bệnh nhân sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.

Pfizer cung ứng 20 triệu liều vắc-xin Covid-19 cho trẻ em Việt Nam

Theo Vnexpress, hãng dược Pfizer cam kết cung ứng 20 triệu liều vắc-xin Covid-19 trong quý 4 để Việt Nam tiêm cho khoảng 9 triệu trẻ em trong độ tuổi 12-18.

Cam kết được ông John Paul Pullicino, Tổng giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam đưa ra trong cuộc làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong ngày 14-7.

Tại cuộc họp, đại diện Pfizer cũng cho biết sẽ cung ứng cho Việt Nam khoảng 1 triệu liều vắc-xin trong tháng 7, 3,4 triệu liều trong 2 tháng 8 và 9, theo hợp đồng Bộ Y tế mua 31 triệu liều. Tiếp đó, khoảng 27 triệu liều còn lại sẽ được cung ứng trong quý IV.

Như vậy, cùng với 20 triệu liều vắc-xin bổ sung để tiêm cho trẻ em, tổng cộng trong quý 4, Pfizer sẽ cung ứng khoảng 47 triệu liều vắc-xin cho Việt Nam.

TPHCM tổ chức tiêm vắc-xin đợt 5 từ 18-7

Chiều 14-7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, đợt 5 tiêm khoảng 1,1 triệu liều vắc-xin Covid-19 của thành phố, theo kế hoạch sẽ bắt đầu từ ngày 18-7.

Theo đó, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phan Văn Mãi khẳng định, TPHCM đang chuẩn bị các điều kiện công nghệ để rà soát số lượng, đối tượng, chuẩn bị kỹ việc tiêm vắc-xin đảm bảo giãn cách.

Cụ thể, trong đợt 5 này, TPHCM sẽ tổ chức các điểm tiêm chủng tại 312 phường, xã với 624 điểm tiêm chủng. Dự kiến mỗi điểm tiêm cho 120 người/ngày. Số lượng ban đầu là 1,1 triệu liều vắc-xin, tiến hành trong 2-3 tuần.

TPHCM đang chuẩn bị các điều kiện công nghệ để rà soát số lượng, đối tượng... tiêm vắc-xin.
500.000 công nhân bị ảnh hưởng việc làm do dịch bệnh

Theo Vnexpress, công đoàn các cấp thống kê gần 500.000 công nhân lao động phải nghỉ việc, giãn việc, nghỉ luân phiên hoặc mất việc làm từ cuối tháng 4 đến nay, thông tin được ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cung cấp ngày 14-7.

Gần 9.500 ca nhiễm là công nhân, viên chức lao động tại 35 tỉnh thành, chiếm hơn 31% tổng số ca lây nhiễm cộng đồng. Khoảng 60.000 công nhân là F1, 160.000 người là F2.

Tổng Liên đoàn đã chi khẩn cấp 113 tỷ đồng để hỗ trợ hơn 193.000 lao động. Trong đó, chi cho mỗi công nhân dương tính 3 triệu đồng và 1,5 triệu đồng với F1 có hoàn cảnh khó khăn. Cơ quan này tiếp tục đề xuất các doanh nghiệp trích kinh phí mua vắc-xin tiêm phòng cho công nhân.

Thêm 829 ca Covid-19, cả ngày 14-7 có 2.934 người mắc mới

Theo bản tin của Bộ Y tế ngày 14-7, Việt Nam đã ghi nhận thêm 823 ca bệnh tại TPHCM (592), Bình Dương (73), Đồng Tháp (42), Đồng Nai (38), Đà Nẵng (15), Sóc Trăng (12), Bình Thuận (9), Kiên Giang (9), Cần Thơ (8 ), Phú Yên (6), Hà Nội (4), Quảng Ngãi (4), Nghệ An (3), Trà Vinh (2), Hà Tĩnh (1), Cà Mau (1), Bắc Giang (1), Bắc Ninh (1), Lạng Sơn (1), Bình Phước (1).

Trong đó, 726 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc vùng phong tỏa.

Trong ngày 14-7, Việt Nam có tổng cộng 2.924 ca ghi nhận trong nước tại TPHCM (2229), Đồng Tháp (133), Đồng Nai (118), Tiền Giang (115), Bình Dương (73), Bến Tre (46), Khánh Hòa (44), Phú Yên (32), Bà Rịa - Vũng Tàu (19), Vĩnh Long (17), Đà Nẵng (15), Sóc Trăng (13), Kiên Giang (11), Bình Thuận (9), Cần Thơ (8 ), Hà Nội (5), Ninh Thuận (4), Tây Ninh (4), Nghệ An (4), Quảng Ngãi (4), Huế (3), Bắc Ninh (3), Bắc Giang (3), An Giang (2), Trà Vinh (2), Bình Định (1), Vĩnh Phúc (1), Lào Cai (1), Lâm Đồng (1), Hà Tĩnh (1), Cà Mau (1), Lạng Sơn (1), Bình Phước (1). Trong đó, 2.509 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc phong tỏa.

Như vậy, Việt Nam có tổng cộng 35.479 ca ghi nhận trong nước và 1.955 bệnh nhân nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27-4 đến nay là 33.909, trong đó, 6.850 bệnh nhân khỏi Covid-19.

Minh Thảo tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Việt Nam bắt đầu tiêm vắc-xin sốt xuất huyết

0
Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa chính thức triển khai tiêm vắc-xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4...

Sau ca đậu mùa khỉ đầu tiên, HCDC cảnh báo nguy...

0
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), sau khi phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TPHCM,...

TPHCM ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

0
Thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết thành phố đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Hiện ca bệnh...

Người nhập cảnh nghi ngờ hoặc mắc đậu mùa khỉ sẽ...

0
(SGTT) - Theo đại diện của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), khi nhập cảnh từ vùng có dịch hoặc không có...

Kích hoạt đo thân nhiệt tại cửa khẩu để giám sát...

0
Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, để phát hiện sớm các ca bệnh, Bộ Y tế...

Bàn chuyện có nên cách ly tập trung khi mắc đậu...

0
(SGTT) - Để tránh tình trạng lây lan rộng bệnh đậu mùa khỉ, việc cách ly tối thiểu 14 ngày là điều cần thiết....

Kết nối