Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024

TPHCM: sáu đối tượng dự kiến tiêm vắc-xin mũi 3 từ ngày 10-12

(SGTT) -  Sáu đối tượng tại TPHCM sẽ được ưu tiên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi nhắc lại. Thời gian tiêm được đề xuất bắt đầu từ ngày 10-12-2021 và lộ trình thực hiện tùy theo nguồn cung ứng vắc-xin.

Sở Y tế TPHCM vừa có tờ trình UBND thành phố về dự thảo kế hoạch tổ chức tiêm vắc-xin Covid-19 liều bổ sung và liều nhắc lại trên địa bàn TPHCM.

Theo đó, đối với liều bổ sung, tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch (người cấy ghép tạng, ung thư, có HIV, đang sử dụng hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 6 tháng... ), đã được tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày, ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên.

Đối với liều nhắc lại, tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 6 tháng. Cụ thể ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế; người từ 50 tuổi trở lên; người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19; nhân viên y tế; lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Dự kiến thời gian tiêm sẽ bắt đầu từ ngày 10-12, lộ trình thực hiện tùy theo nguồn cung ứng vắc-xin. Theo đó, dự kiến tháng 12-2021, tập trung tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày; tiêm cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng.

TPHCM dự kiến tiêm vắc-xin mũi 3 từ ngày 10-12. Ảnh: Thanh Diệu
Bí thư TPHCM yêu cầu hoãn cho học sinh lớp 1 đến trường

Theo Tuổi trẻ Online, ngày 7-2 Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên cho biết lãnh đạo TPHCM đã hội ý về việc hoãn cho học sinh lớp 1 đi học lại sau khi có nhiều ý kiến của các phụ huynh lo lắng, không đồng tình cho con đến trường như kế hoạch của UBND TPHCM.

Theo Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên, khi thực hiện khảo sát ý kiến, nhiều phụ huynh không đồng ý cho con em đến trường. Ông cho rằng TPHCM không cần gượng ép. Các gia đình không yên tâm cho con đến trường thì thành phố phải tôn trọng ý kiến phụ huynh.

"Sáng nay, tôi đã hội ý với lãnh đạo thành phố và có ý kiến cần trì hoãn kế hoạch này lại, không ai bắt buộc mình phải thực hiện. Tình hình đang diễn biến không như mong muốn thì nên trì hoãn lại", ông Nên nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy TPHCM khẳng định dù thành phố đã có kế hoạch đi học lại đối với lớp 1, 9, 12 nhưng cần phải căn cứ theo tình hình và diễn biến của dịch bệnh để có quyết định phù hợp và không cứng nhắc.

Ngày 7-12, số ca mắc Covid-19 giảm 732 ca

Tính từ 16:00 ngày 6-12 đến 16:00 ngày 7-12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 13.840 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 13.835 ca ghi nhận trong nước (giảm 723 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Bình Thuận giảm 315 ca, Cần Thơ giảm 291 ca, Bến Tre giảm 258 ca.

Ngoài ra, những địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Bình Dương tăng 119 ca, Thừa Thiên Huế tăng 245 ca, Hà Nội tăng 150 ca. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.959 ca/ngày.

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam tính đến tối ngày 7-12. Nguồn: Bộ Y tế
Chuyên gia khuyến cáo hoạt động hàng không trước biến chủng Omicron

Thông tin trên VOV.vn, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng kế hoạch và báo cáo Thủ tướng Chính phủ lộ trình nối lại một số đường bay thương mại quốc tế dự kiến từ tháng 12-2021 và đầu năm 2022. Tuy nhiên, trước việc xuất hiện biến chủng mới Omicron, các nước đều sẽ thận trọng hơn.

Theo dõi sát sao diễn biến dịch bệnh, giới chuyên gia trong nước cũng cho rằng, biện pháp đặt lên hàng đầu là kiểm soát người đi từ vùng có dịch, đặc biệt là người ở vùng dịch nguy cơ cao và rất cao.

PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng các hoạt động giao thông vận tải, trong đó có hàng không, được nối lại theo trạng thái "bình thường mới", nên nhu cầu đi lại của người dân rất cao.

Cùng với các quy định cụ thể của từng Bộ ngành để đảm bảo chống dịch, ý thức của người dân cũng là yếu tố quan trọng trong thích ứng linh hoạt, an toàn.

F0 tăng cao, chợ đóng cửa, hơn 200 điểm phong tỏa cứng ở Đà Nẵng

Theo Vietnamnet, những ngày qua số ca mắc Covid-19 ở Đà Nẵng tăng nhanh, dao động từ 65 đến 125 ca, trong số này có nhiều trường hợp cộng đồng.

Sáng 7-12, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố nhận định, số ca ghi nhận trong cộng đồng tăng cho thấy tình hình dịch trên địa bàn diễn biến phức tạp.

Đến thời điểm này toàn thành phố có hơn 200 điểm phong tỏa cứng, trong đó tập trung nhiều nhất ở các quận Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu. Quận Liên Chiểu và Sơn Trà đang là địa phương có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất thành phố.

Minh Thảo tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đề xuất đầu tư đường băng số 2 và san nền...

0
(SGTT) -  Đường băng số 2 có giá trị đầu tư hơn 3.455 tỉ đồng do ACV làm chủ đầu tư, sử dụng vốn...

Giá vé máy bay trong nước giảm mạnh

0
(SGTT) - Sau thời gian cao điểm mùa Hè, giá vé máy bay trong nước đã có sự điều chỉnh giảm nhẹ, dao động...

ACV muốn sớm xây dựng đường băng số 2 của sân...

0
(SGTT) - Theo chủ đầu tư ACV, với công suất 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, việc có hai đường băng...

Thiếu máy bay mới làm chậm lộ trình Net-Zero của ngành...

0
(SGTT) - Các vấn đề dai dẳng gồm thiếu máy bay, gián đoạn chuỗi cung ứng, áp lực khử carbon sẽ là tâm điểm...

Dù tăng chuyến nhưng vé máy bay Tết vẫn khan hiếm,...

0
(SGTT) - Dù các hãng bay đã tăng ghế cung ứng, tăng cường bay đêm nhưng giá vé Tết Nguyên đán 2024 vẫn ở...

Hàng không tiếp tục tăng hơn 66.200 ghế phục vụ cao...

0
(SGTT) - Vietnam Airlines Group gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO tiếp tục tăng hơn 66.200 ghế, tương đương hơn 310 chuyến bay...

Kết nối