Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Thơm lừng nồi lẩu cuối tuần với thịt cá trắng như tuyết

(SGTT) – Sở hữu màu thịt trắng như tuyết cùng độ thơm đặc trưng, cá tuyết dần được người tiêu dùng Việt chọn lựa để chế biến món ăn. Hôm nay, Trưa nay ăn gì giới thiệu loài cá này để mọi người ứng dụng cho nồi lẩu sum vầy cuối tuần.

Do đặc tính sinh sống ở vùng nước lạnh nên cá tuyết chủ yếu là hàng nhập khẩu, có thể kể đến như cá tuyết Nhật Bản, cá tuyết Murray (Úc), cá tuyết Alaska, cá tuyết Canada, cá tuyết Na Uy, cá tuyết Đại Tây Dương… Theo đó, giá bán dao động từ vài trăm ngàn đồng cho đến hơn một triệu đồng một kí lô gam tùy giống loài. Không chỉ thơm ngon, cá tuyết còn được đánh giá cao bởi hàm lượng dinh dưỡng hữu ích cho người ăn.

Với nồi lẩu hôm nay, nếu nhóm dùng bữa là cặp đôi thì có thể chọn mua thịt cá tuyết được phi lê sẵn, cắt khoanh vừa ăn. Còn nhóm khách từ 3 người trở lên nên chọn mua cá nguyên con (từ 2-3 kg) và chế biến thành một số món ăn khác ngoài lẩu.

Dù nước dùng lẩu có rất nhiều hương vị, từ ngọt, chua cho đến vị cay nhưng đầu bếp chuyên nghiệp chỉ chọn nấu theo hai phong vị: ẩm thực Nhật Bản và ẩm thực lành mạnh.

Những món ăn từ cá tuyết: Cá tuyết hấp hành gừng, nướng sốt miso, sốt teriyaki, hấp nấm, nướng muối ớt, sốt bơ tỏi, sốt nước tương, áp chảo sốt bơ chanh.

Lẩu cá tuyết vị Nhật Bản: Theo văn hóa ẩm thực Nhật Bản, thịt cá tuyết sử dụng cho món lẩu thường chỉ là phần thịt phi lê. Cụ thể, người nấu mua cá nguyên con, về lóc lấy phi lê và chia thành những lát thịt thẳng tắp, đều nhau. Theo đó, mọi người có thể sử dụng ít thịt phi lê ăn kèm nước tương, wasabi như kiểu ăn sashimi trước khi đến món lẩu. Nguyên liệu nấu lẩu cá tuyết ngoại thịt cá còn có cải thảo, cà rốt và đặc biệt là gói bột cá, củ khoai mỡ bào nhỏ thả vào lẩu. Chính hai nguyên liệu này là yếu tố quan trọng mang đến cho thực khách một hương vị rất Nhật Bản. Món ăn kèm cho nồi lẩu này là các loại sợi mì như ramen, soba, udon, somen.

Lẩu cá tuyệt vị nấm: Như tên gọi, món lẩu này cho thấy sự tổng thể của độ ngọt thanh từ thịt cá cho đến các loại nấm. Cụ thể, nguyên liệu để nấu món ăn này gồm một số loại nấm như kim châm, rơm, đùi gà, mỡ, bào ngư được sơ chế sạch và đem hầm cùng ít bột nêm để làm nước dùng. Vậy là thực khách chỉ việc nhúng cá vào nước lẩu rồi dùng kèm với sợi bún, mì, phở.

Gia Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chua chua, ngọt ngọt nồi lẩu cua lá me trưa cuối...

0
(SGTT) – Trong nhiều phiên bản lẩu cua, lẩu cua lá me tạo nên sự thích thú cho thực khách bởi vị chua dịu...

Thân quen nồi lẩu cá lăng om chuối đậu

0
(SGTT) – Om chuối đậu là kiểu chế biến món ăn với sắc vàng đặc trưng nước dùng, chút béo thơm từ chuối và...

Quen mà lạ với lẩu phá lấu bò

0
(SGTT) – Phá lấu là món ăn được bày bán từ đường phố cho đến quán ăn, nhà hàng sang trọng. Từ món ăn...

Chọn nồi lẩu cá kèo dậy vị mắm cho trưa cuối...

0
(SGTT) - Trong nhiều món ăn kèm lẩu mắm, cá kèo là thực phẩm kết hợp cùng khá bắt vị. Qua đó, tạo nên...

Trưa cuối tuần thưởng thức lẩu gà chanh dây

0
(SGTT) – Không chỉ là thức uống bổ dưỡng, chanh dây còn là nguyên liệu để các đầu bếp chế biến thành các món...

Bữa trưa Thất Tịch với món gà hầm đậu đỏ

0
(SGTT) – Trong trào lưu những món ăn có đậu đỏ trong Lễ Thất Tịch, mọi người có thể thử qua gà hầm đậu...

Kết nối