Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Tham quan hang động khô mang tên Thiên Đường tại Việt Nam

(SGTT) - Ẩn mình trong cánh rừng rộng lớn ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, động Thiên Đường nổi tiếng là hang động khô tự nhiên được miêu tả là một kiệt tác thiên nhiên. 

Động Thiên Đường được người dân bản địa tìm thấy vào năm 2005. Không lâu sau đó, Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh dưới sự chủ trì của ông Howard Limbert, đã tổ chức khám phá hang động. Theo đoàn thám hiểm này, Thiên Đường thuộc địa hình cát-xtơ cổ, có niên đại hình thành cách ngày nay khoảng 350-400 triệu năm. Động có chiều dài 31,4km, với chiều cao từ sàn động đến trần động là 60m, chiều rộng dao động từ 30-100m, có nơi rộng đến 150m, thuộc hệ thống hang sông (là dòng sông ngầm).

Động Thiên Đường thuộc xã Sơn Trạch, Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng - Di sản Thiên nhiên Thế giới. Cách động Phong Nha gần 25km và cách trung tâm TP Đồng Hới khoảng 70km. Ảnh: Ngọc Khuyến

Chia sẻ trên báo chí, ông Howard Limbert nhận định, động Thiên Đường có lẽ là hang động dài nhất châu Á và có vẻ đẹp hết sức độc đáo, ngoài sức tưởng tượng của con người. Đây là một kỳ quan, quà tặng của thiên nhiên dành cho loài người. Cũng vì lý do đó, các thành viên của đoàn thám hiểm quyết định gọi tên là: “Paradise cave” hay “Động Thiên Đường”…

Lối xuống lòng động Thiên Đường. 
Gần 20 năm kể từ ngày được phát hiện, động Thiên Đường luôn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ, độc đáo. Ảnh: Ngọc Khuyến
Năm 2019, Hội đồng Kỷ lục châu Á từng xác lập kỷ lục động Thiên Đường là “Hang động có hệ thống thạch nhũ, măng đá độc đáo và tráng lệ nhất châu Á”. Ảnh: Ngọc Khuyến
Nhiều khối thạch nhũ và măng đá vô cùng kỳ ảo bên trong động. Ảnh: Ngọc Khuyến
Khách du lịch đến khám phá động Thiên Đường thông thưởng chỉ đi hết 1km theo lối đường bằng gỗ được bố trí. Nếu muốn khám phá sâu hơn phải đăng ký và có người hướng dẫn đi cùng. Hang động cũng đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập 2 kỷ lục:  “Động có cầu gỗ dài nhất Việt Nam” và “Động khô dài có hệ thống thách nhũ độc đáo nhất Việt Nam”. Ảnh: Ngọc Khuyến

Theo anh Lê Minh Tâm, nhân viên an ninh tại động Thiên Đường, "Từ tháng 4 đến tháng 9 là thời điểm lý tưởng để khám phá động Thiên Đường, vì vào hè thời tiết khô ráo, đường lên động sẽ dễ đi. Hiện nay, mỗi ngày động có khoảng 1.000 lượt khách ghé thăm".

Hiện tại, du khách có thể khám phá hang động theo 2 chặng chính: Du khách có thể chọn lộ trình tham quan 1km bằng hệ thống cầu thang gỗ, giá vé tham quan là 250.000 đồng/người lớn và 125.000 đồng/trẻ em, miễn phí vé cho trẻ có chiều cao dưới 1,1 m; Tour khám phá động lộ trình 7km có mức giá 2.000.000 đồng/người/ngày, chi phí đã bao gồm phí ăn trưa, hướng dẫn viên và thiết bị bảo hộ.

Động có chiều cao từ sàn động đến trần động khoảng 60m, tuy nhiên một vài vị trí khá thấp, du khách đi qua, đầu có thể chạm những khối đá ở phía trên. Ảnh: Ngọc Khuyến
Động Thiên Đường được chia làm nhiều khoang, khoang rộng nhất có chiều rộng lên đến 150m, chiều cao 100m. Hệ hống thạch nhũ trong động khá phong phú về giá trị địa chất cũng như hình hài, được gọi với những cái tên thú vị như: Thạch Hoa Viên, tháp Liên Hoa, Thỏ Ngọc, cung Giao Trì, cung Quảng Hàn, Quần Tiên hội tụ,… Ảnh: Ngọc Khuyến
Thạch nhũ hình thù giống với con thỏ nên được đặt tên là Thỏ Ngọc. Ảnh: Ngọc Khuyến
Cổ Tháp. Ảnh: Ngọc Khuyến
“Tháp Liên Hoa” (tháp hoa sen), một khối đá trông giống như một bông hoa sen với nhiều tầng cánh hoa xếp lên nhau. Ảnh: Ngọc Khuyến
Những khối thạch nhũ với hình thù ấn tượng. Ảnh: Ngọc Khuyến.
Du khách chụp ảnh check-in với những khối đá trong động. Ảnh: Ngọc Khuyến.

Những kiến ​​tạo được tạo hình bởi dòng nước ngàn năm nhỏ giọt qua trần hang. Ảnh: Ngọc Khuyến
Động Thiên Đường được kiến tạo tự nhiên bởi nền địa chất các-xtơ (sản phẩm tự nhiên của quá trình phong hóa các-xtơ là các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm). Ảnh: Ngọc Khuyến.
Nhiều du khách đến tham quan, tận mắt chứng kiến vẻ đẹp trong hang động đã đặt tên hang  với những cái tên như: “Thiên Đường nơi hạ giới,” “Chốn địa đàng nơi trần gian,” “Thiên cung trong lòng đất”…như “tiên đường nơi hạ giới,” “chốn địa đàng nơi trần gian,” “thiên cung trong lòng đất”… Ảnh: Ngọc Khuyến 
Vị trí động Thiên Đường trên google maps.
Ngọc Khuyến

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mới lạ tô súp cua cô Bông tại chợ Thiếc, gần...

0
(SGTT) - Tọa lạc trong khu chợ Thiếc, quận 11, quầy súp cô Bông đến nay đã hơn 20 năm phục vụ thực khách...

Nở rộ xu hướng thuê mua áo dài gia đình, hội...

0
(SGTT) - Cận Tết, thay vì lựa chọn chụp ảnh chân dung mang tính cá nhân hoá như mọi năm, năm nay nhiều bạn...

Doanh nghiệp xây dựng dân dụng tất bật mùa cuối năm

0
(SGTT) - Thời điểm cuối năm, các công ty xây dựng dân dụng đang trong "cuộc đua" nước rút để hoàn thành hàng loạt...

Bếp trưởng B.O.M Catering bày cách làm steak, lúc lắc từ...

0
(SGTT) – Chọn thịt bò cẩm thạch Okachi với chất lượng thịt mềm, vân mỡ đẹp mắt, anh Nguyễn Quốc Trường, Bếp trưởng B.O.M...

Ý nghĩa phong tục thả đèn nước Lôi Protip của đồng...

0
(SGTT) - Lễ hội Lôi Protip hay lễ hội thả đèn nước là một nghi lễ của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng, thường...

Chống ngập đồng bộ cho TPHCM ra sao?

0
(SGTT) - TPHCM hiện đang tháo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng, công trình này chỉ còn khoảng 10%...

Kết nối