Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024

Thắc mắc mùa dịch: Người cơ địa dị ứng có được tiêm vắc-xin Covid-19?

(SGTT) - Người có cơ địa dị ứng phải khám sàng lọc kỹ và nên được tiêm vắc-xin Covid-19 tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện hồi sức cấp cứu ban đầu.

Hiện nay, nhiều người mong muốn được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhưng lo lắng một số phản ứng phụ, sốc phản vệ sau khi tiêm vì có cơ địa dị ứng. Có rất nhiều trường hợp bị dị ứng hải sản, thuốc, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng… cũng có chung băn khoăn. Liệu những đối tượng thuộc cơ địa dị ứng có được tiêm vắc-xin Covid-19 không?

Giải đáp câu hỏi này trong chương trình “Thắc mắc mùa dịch” của Sài Gòn Tiếp Thị,  Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy, Trưởng khoa - Khoa khám bệnh, Bệnh viện Quốc tế Minh Anh cho biết, tùy thuộc vào mức độ dị ứng của từng nhóm đối tượng để bác sĩ có thể đưa ra chỉ định tiêm phòng ngừa Covid-19.

Theo đó, với người có tình trạng dị ứng nhẹ, chỉ nổi mẩn ngứa ít và tự hết, vẫn có thể tiêm vắc-xin Covid-19 bình thường. Trong trường hợp, người có tiền sử mẩn ngứa, dị ứng nặng, kéo dài (có dấu hiệu khó thở) hay phải điều trị bằng thuốc và nhập viện sẽ không được tiêm ở các điểm tiêm lưu động, mà phải tiêm trong khối bệnh viện - nơi đủ năng lực hồi sức cấp cứu, xử trí các phản ứng sau tiêm.

Thông thường, tình trạng xảy ra phản ứng phụ trong tiêm chủng là do dị ứng với những tá dược có trong vắc-xin. Do đó, những người có tiền sử có phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc-xin cũng không nên tiêm. “Bởi hiện nay vẫn có một số tình huống dị ứng với vắc-xin rất nặng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong không lường trước được, dù tỷ lệ này rất hiếm”, bác sĩ Thủy cho biết.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, người có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào hay thức ăn, khi khám sàng lọc phải khai báo rõ mức độ dị ứng tại cơ sở tiêm chủng. Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, trường hợp xuất hiện những biểu hiện nặng, bất thường (mề đay, khó thở, nôn ói, huyết áp tăng hoặc hạ…) phải tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và xử trí, không tự ý uống bất kỳ các loại thuốc chưa có chỉ định của bác sĩ.

Minh Thảo

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM thử nghiệm thu phí đậu xe qua tài khoản ETC

0
(SGTT) - Đường Hai Bà Trưng, Lê Lai (quận 1) và Phạm Hữu Chí (quận 5) sẽ chuyển sang hình thức thu phí đậu...

Nhu cầu chụp ảnh mùa Tết tăng, cả thợ ảnh không...

0
(SGTT) - Nhu cầu chụp ảnh tăng cao trong dịp cận Tết đã mang đến nguồn thu nhập nhất định cho không chỉ những...

Thách thức nào cho mục tiêu tăng trưởng GDP Việt Nam...

0
(SGTT) - Kinh tế Việt Nam năm 2024 có thể đạt tăng trưởng 7% nếu GDP quí 4 tăng khoảng 7,5% nhưng điều này...

Thưởng thức bò lá lốt, bánh hỏi kiểu món cuốn ở...

0
(SGTT) - Bò lá lốt là món ăn cuốn hút thực khách bởi lá lốt thơm lừng làm vỏ cuốn, nhân bên trong là...

Thưởng thức phở Hoàng, hai năm liên tiếp đạt Michelin Bib...

0
(SGTT) - Mở bán từ năm 2008, phở Hoàng là thương hiệu được thực khách nhớ đến bởi hương vị phở Nam Định, giao...

Mới lạ bánh cuốn Cao Bằng, dùng nước hầm xương thay...

0
(SGTT) - Dù chỉ mới mở bán thời gian gần đây nhưng quán ăn Thủy ở quận 7 lại thu hút sự quan tâm...

Kết nối