Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024

Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà qua Mobile Money

(SGTT) - Với sự tiện lợi của hình thức thanh toán qua chiếc điện thoại luôn đi kèm theo người, từ việc mua một con trâu, tổ chức đám cưới đến sửa chữa nhà cửa giờ có thể trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết kể ngay cả đối với người chưa có tài khoản ngân hàng.

Mobile Money - Tiền di động
Thuật ngữ Mobile Money dù còn khá mới mẻ nhưng Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong một cuộc hội thảo về Mobile Money tổ chức hồi tháng 5 vừa qua, đã bày tỏ mong muốn sẽ sớm đưa Việt Nam trở thành nước tiếp theo trên thế giới áp dụng nền tảng Mobile Money vào hệ thống thanh toán trong năm 2019 này.

Hình thức thanh toán này sẽ giúp đưa các dịch vụ tài chính cơ bản nhất đến mọi miền vùng miền tổ quốc, bất kể là vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hay vùng núi cao hẻo lánh, giúp mỗi người dân đều có quyền tiếp cận dịch vụ thanh toán cơ bản cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày.

Để sớm đưa Mobile Money vào thực tế, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có nghiên cứu báo cáo gửi Thủ tướng trong tháng 4 về triển khai thí điểm tài khoản viễn thông Mobile Money để thanh toán các dịch vụ với giá trị thấp và các dịch vụ tương tự nạp rút tiền qua ví điện tử.

Mobile Money sẽ hoạt động dựa trên hình thức sử dụng tài khoản thuê bao di động để thanh toán hàng hóa có giá trị dịch vụ nhỏ, đi kèm với tính năng chuyển, nhận, nạp và rút tiền qua điện thoại thông minh hoặc điện thoại di đông vơi tính năng cơ bản là nghe và gọi.

Ai đứng sau Mobile Money?

Theo một bản báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered, Việt Nam có nhiều lợi thế để áp dụng mô hình Mobile Money khi số lượng người sử dụng điện thoại di động trong năm 2018 là hơn 70 triệu nguời trong tổng số hơn 96 triệu dân.

Triển vọng của Mobile Money tại Việt Nam, theo ông Alwaleed Alatabani, Chuyên gia trưởng về Tài chính của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, là rất lớn khi mô hình này có thể phủ sóng các sản phẩm và dịch vụ tài chính đến khu vực nông thôn, nhờ vào khả năng phủ sóng của các nhà mạng đến nhiều khu vực địa lý và không bị giới hạn bởi cơ sở hạ tầng thanh toán thường chỉ hiện diện tại các tỉnh thành lớn của các ngân hàng truyền thống.

“Một trong những khu vực đã thành công trong áp dụng mô hình Mobile Money là Châu Phi, đặc biệt là các nước như Tazania, Kenya và Rwanda, đã đưa tài chính tiếp cận đến hầu hết người dân tại đất nước họ. Mô hình này cũng được nhiều nước trong khu vực xem xét áp dụng bởi tính khả thi về phủ sóng, để tăng cường tài chính toàn diện tại quốc gia mình, ví dụ như Indonesia…”, ông Alatabani nêu ví dụ.

Nếu việc thí điểm Mobile Money sớm được thông qua trong thời gian tới, các công ty viễn thông sẽ chính thức bước vào cuộc canh tranh thanh toán với nhiều lợi thế vượt trội hơn so với ngân hàng và các ví điện tử hiện đang tham gia vào thị trường thanh toán số của Việt Nam. Với cơ sở hạ tầng mạng trải rộng trong biên giới của một quốc gia (hoặc xuyên quốc gia), các công ty viễn thông sẽ có lợi thế hơn khi dễ dàng đưa các sản phẩm tài chính tiếp cận đến bộ phận người dân chưa có tài khoản ngân hàng nhưng đã có tài khoản thuê bao đi động cư trú tại nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam.

Đi vào thực tế

Để có thể triển khai dịch vụ Mobile Money, ông Nguyễn Trung Kiên, đại diện Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), cho biết nhà mạng viễn thông cần các điều kiện như được phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, có nghiệp vụ xác minh thông tin khách hàng (eKYC), loại bỏ thuê bao SIM rác, có nguồn tài chính đảm bảo thanh toán.

Về phía khung pháp lý, hiện Việt Nam đã có một số quy định cho loại hình dịch vụ khá gần gũi với mobile money là ví điện tử.

Theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP, ví điện tử là dịch vụ cung cấp một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên sim điện thoại di động hay các phương tiện khác như máy tính. Ví điện tử cho phép lưu giữ một khoản tiền mà khách hàng gửi/ nạp vào tài khoản để đảm bảo các giao dịch thanh toán theo tỷ lệ 1:1, hay một đồng gửi vào sẽ cho phép khách hàng thanh toán trong phạm vi một đồng đó.

Hạn mức thanh toán dự kiến cho Mobile Money trước mắt, theo NHNN, là 10 triệu đồng (hơn 400 đô la) một tháng, trong khi ở các nước khác trung bình khoảng 206 đô la một tháng. Hạn mức này sau đó sẽ được điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của thị trường.

An toàn đến đâu?

Về phía nhà cung cấp dịch vụ là các công ty viễn thông hay các tổ chức tài chính, đối với vấn đề rủi ro liên quan đến định danh khách hàng (eKYC) hay rửa tiền của mô hình Mobile Money, theo ông Alatabani, sẽ phụ thuộc vào cách các nhà làm chính sách quản lý hình thức thanh toán này cùng với các giải pháp phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam và các bài học kinh nghiệm từ các nước đã thành công với mô hình thanh toán này trên thế giới.

Đối với phía người sử dụng, tính an toàn của hình thức thanh toán này phụ thuộc nhiều vào cách họ đối xử với chiếc điện thoại hay ví tiền di động của mình như thế nào.
Giống như giữ tiền trong két sắt, người sử dụng sẽ cần khóa là mã PIN hay mật khẩu để mở điện thoại và tài khoản của mình để tiến hành các thao tác thanh toán, chuyển hay nhận tiền.

Đi cùng với đó là ý thức bảo vệ tài sản của mình bởi chiếc điện thoại giờ không còn đơn giản chỉ để nghe gọi mà còn là ví tiền đi liền khúc ruột của người sử dụng Mobile Money. Như vậy chiếc điện thoại không thể để bừa bãi hay cho người khác mượn một cách vô tư được.

Minh Trang

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Nhà sản xuất nhỏ ‘liêu xiêu’ trước làn sóng hàng giá...

0
(SGTT) - Các cơ sở gia công sản xuất tiêu dùng trong nước ngày càng bị đuối sức và “thoi thóp” trước làn sóng...

Bộ Công Thương: Thận trọng khi mua sắm trên các nền...

0
(SGTT) - Theo Bộ Công Thương, người tiêu dùng nên thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương...

Bộ Công Thương đang rà soát sàn Temu, đánh giá tác...

0
(SGTT) - Trước sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả và chất lượng từ sàn thương mại điện tử Temu, Bộ Công Thương...

Kết nối