Thứ tư, Tháng mười một 27, 2024

Quí 1-2021, nguồn điện từ năng lượng tái tạo tăng 180%

Trong quí 1-2021, nguồn điện từ năng lượng tái tạo đạt 7,79 tỉ kWh, tăng 180,6% so với cùng kỳ năm 2020, do nguồn điện từ năng lượng tái tạo tăng nên nguồn điện từ nhiệt điện và điện nhập khẩu giảm.

Nguồn điện từ năng lượng tái tạo tăng vọt trong ba tháng đầu năm 2021 đã đẩy nguồn từ nhiệt điện giảm. Ảnh: TL.

Theo thông tin ngày 7-4 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong quí 1-2021, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu trên toàn hệ thống đạt 59,65 tỉ kWh, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý là nguồn điện từ năng lượng tái tạo huy động được là 7,79 tỉ kWh, tăng 180,6% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó điện mặt trời đóng góp 7,13 tỉ kWh.

Nguồn điện từ nhiệt điện than huy động được là 29,75 tỉ kWh, giảm 12,4 % so với cùng kỳ năm 2020. Còn điện nhập khẩu đạt 405 triệu kWh, giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc tăng năng lượng tái tạo, giảm điện nhập khẩu và nhiệt điện là tín hiệu tích cực trong việc phát triển các nguồn điện “sạch”.

Tuy nhiên, theo EVN khi nguồn điện từ năng lượng tái tạo tăng vọt đã khiến các tổ máy thủy điện phải thay đổi linh hoạt công suất để bù đắp thay đổi năng lượng tái tạo. Đồng thời, phải tăng số lần khởi động hoặc thay đổi công suất các tổ máy nhiệt điện than hoặc tuabin khí, làm tăng nguy cơ sự cố tổ máy...

EVN cho rằng, việc huy động các nguồn điện hàng ngày cần được tính toán hợp lý, cơ cấu nguồn phải đảm bảo có dự phòng để đáp ứng không những các thay đổi của phụ tải tiêu thụ điện mà còn với các thay đổi bất thường của chính các nguồn năng lượng tái tạo với mức độ thay đổi hàng ngàn MW trong vài giây.

Do vậy, EVN cho biết, việc tiết giảm khả năng phát các nguồn năng lượng tái tạo trong thời gian qua cũng như hiện nay là bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo an toàn cung cấp điện.

Theo EVN, trong tháng 4-2021, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến ở mức 713,6 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất ước khoảng 38.285 MW.

Trong thời gian tới, hiện tượng thừa nguồn vào giờ thấp điểm trưa, quá tải lưới điện gây tiết giảm năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục xuất hiện. Do vậy, công tác vận hành hệ thống trong những tình huống khẩn cấp như thừa nguồn, quá tải lưới cần tuân thủ quy định điều độ ở mức cao nhất.

Lê Anh

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Công sở xây mới phải có thiết kế cho điện mặt...

0
(SGTT) - Bộ Xây dựng được giao xây dựng quy chuẩn đối với trụ sở cơ quan công sở được xây dựng mới phải...

Trung Quốc cắt giảm công suất phát của các dự án...

0
(SGTT) - Tốc độ tăng trưởng lắp đặt điện mặt trời của Trung Quốc đang chậm lại do tình trạng tắc nghẽn lưới điện...

TPHCM sẽ lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại 440...

0
(SGTT) - Dự kiến có 440 trụ sở các cơ quan, đơn vị tại TPHCM được lắp đặt điện mặt trời mái nhà với...

Cần có cơ chế, chính sách mua bán điện mặt trời...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước 30-4, Bộ Công Thương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế,...

Kết quả thanh tra Quy hoạch điện VII: 54 dự án...

0
(SGTT) - Thanh tra Chính phủ xác định, tính đến cuối năm 2020, tổng công suất nguồn điện mặt trời nối lưới đã đầu...

Nguồn điện mặt trời và điện gió của Việt Nam chiếm...

0
(SGTT) - Trong nhiều năm qua, Việt Nam đóng vai trò như là động lực chính cho tăng trưởng năng lượng tái tạo ở...

Kết nối