(SGTT) – Lại một trưa thứ Bảy đên trong tiết trời se lạnh những ngày cuối năm, Trưa nay ăn gì chọn giới thiệu nồi lẩu cuối tuần gồm các loại hải sản ngoại nhập được nhiều thực khách ưa chuộng thời gian gần đây. Bên cạnh đó, vị nước lẩu cũng tùy biến vị chua, ngọt, cay theo sở thích riêng.
- Nồi lẩu dân dã cuối tuần kết hợp thịt bò ngoại nhập thơm lừng
- Nồi lẩu cuối tuần chọn ‘sâm biển’ bổ dưỡng
- Nồi lẩu cuối tuần: Ấm áp lẩu cháo Phúc Kiến những bữa trưa trời mưa bất chợt
Trước khi tìm hiểu về hải sản ngoại nhập thì phần nước lẩu khá quan trọng để kết nối hương vị các loại thực phẩm nấu trong nồi. Theo đó, nhóm thực khách ưa thích ẩm thực Thái Lan có thể chọn nước dùng của lẩu hải sản; nước dùng thanh ngọt là nét đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản khi ứng dụng miso, nước cốt hầm từ cá cơm. Trong khi đó, nước dùng mang vị tê cay đầu lưỡi là điểm sáng trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa.
Rau ăn kèm cho các loại nước dùng trên thường theo quy tắc ngược lại: nước chua, cay thì dùng rau mang vị thanh ngọt còn nước thanh ngọt thì dùng một số loại rau mang tính đắng nhẹ để kích thích vị giác. Bây giờ cùng tim hiểu những loại hải sản ngoại nhập nào chọn nấu cho nồi lẩu hôm nay:
Khi mới du nhập về Việt Nam, tôm hùm Alaska có giá bán đắt đỏ, từ vài triệu đồng trở lên tùy trọng lượng. Hiện nay, tôm hùm đã có sự đa dạng hơn về chất lượng thịt và kích cỡ nên chỉ vài trăm ngàn đồng là bạn đã thưởng thức được lẩu hay các món ăn chế biến từ tôm hùm. Với nồi lẩu hôm nay, tôm hùm sơ chế và thả nguyên con vào thằng nồi lẩu. Vị ngọt từ vỏ và thịt tôm sẽ hòa quyện trong phần nước dùng.
Dù sau này thị trường có nhiều loại cua ngoại nhập mới lạ như cua lông, cua Tasmania, cua pha lê nhưng thịt của cua hoàng đế (King crab) vẫn được đánh giá nổi bật hơn. Đáp ứng nhu cầu của thực khách, các quán ăn thường chọn phần chân cua để nhúng vào món lẩu hải sản. Đây cũng là phần cho nhiều thịt nhất của cua hoàng đế.
Trước đây, bào ngư là thực phẩm có giá trị, đắt đỏ nên nhiều nhà hàng cao cấp mới phục vụ món ăn này. Tuy nhiên, hiện các loài bào ngư ngoại nhập từ Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc với mức giá phải chăng đã giúp thực khách thưởng thức bào ngư dễ dàng hơn trước. Thông thường, bào ngư đem sơ chế, loại bỏ vỏ, luộc sơ qua rồi mới đem nhúng lẩu.
Qua khảo sát, các nhà hàng, quán ăn chuyên hải sản có phục vụ nồi lẩu này qua hai hình thức: combo những hải sản như trên hoặc gọi riêng từng phần và nhúng lẩu. Theo đó, giá bán khoảng 800.000 – 1,5 triệu đồng/phần; phù hợp cho nhóm khách 2-4 người.