Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Những vần thơ lay động lòng người của nữ điều dưỡng nơi tuyến đầu chống dịch

(SGTT) - Làm việc với 200% sức lực, nhiều đêm không ngủ, tranh thủ ăn, tranh thủ ngủ, hối hả gối đầu công việc của nhau… là cuộc sống đặc biệt của những chiến sĩ áo trắng trong những ngày cao điểm vừa qua.
Để động viên tinh thần đồng đội, chị Nguyễn Thị Dung, điều dưỡng khoa Phẫu thuật, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, đã mượn những vần thơ để tri ân lực lượng tuyến đầu, nhắc nhở người dân không lơ là trước dịch Covid-19.
Bài thơ hay được đồng đội của chị Dung thiết kế lại. Ảnh do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM đồ họa.

Trong suốt quá trình chống dịch Covid-19, bên cạnh sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị thì sự hy sinh thầm lặng, nỗ lực quên mình của lực lượng y bác sĩ, bộ đội, công an, dân quân tự vệ trên tuyến đầu chống dịch đóng vai trò rất quan trọng. Cũng là những người con, người cha, người mẹ trong gia đình, đã bao lâu rồi họ không được về nhà sum họp cùng người thân? Hình ảnh những y bác sĩ ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh bảo vệ tính mạng, sức khỏe bệnh nhân thực sự mang lại cảm xúc dâng trào.

Hai điều dưỡng ciên trẻ của bệnh viện.
Chị Dung cùng đồng đội. Ảnh: NVCC

Là một nhân viên điều dưỡng nằm trong đội ngũ chống dịch, chị Dung thấu hiểu những khó khăn, vất vả đó. Vì thế, chị đã sáng tác những bài thơ ý nghĩa, lan truyền tinh thần và nghĩa cử cao đẹp của các “chiến sĩ” nơi tuyến đầu chống dịch. Những lời thơ nhẹ nhàng mà thấm thía như nói thay tâm tình của những “người hùng” đích thực vào lúc này. Sài Gòn Tiếp Thị xin trích lại dưới đây một số bài thơ của chị.

CON ƠI, ĐỪNG KHÓC!

Con ơi, cứ ở với bà

Đợi khi hết dịch, mẹ cha sẽ về!

Lòng nghe trăm mối não nề

Ngủ ngoan con nhé, mẹ về trong mơ!

Công việc của chị Dung và những đồng đội khác. Ảnh: NVCC

CỐ LÊN TÔI ƠI!

Mồ hôi đừng rơi nữa

Mắt kính đã mờ rồi!

Cổ họng đừng kêu khát

Nước chưa uống được đâu!

Gió trời cất ở đâu?

Cho chúng tôi một ít!

Dòng người còn xa tít,

Cố lên nhé tôi ơi!

Chị Dung luôn lạc quan và động viên chính mình, động viên đồng đội. Ảnh: NVCC

Những bài thơ lay động lòng người góp phần tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho những lực lượng nơi tiền tuyến và cũng là lời nhắc nhở những người nơi hậu phương hãy làm thật tốt vai trò của mình (để họ vơi bớt nhọc nhằn): tuân thủ quy định của Chính phủ, chính quyền địa phương, khuyến cáo của Bộ Y tế. Chỉ cần đoàn kết, tin tưởng và sống có trách nhiệm, Việt Nam sẽ chiến thắng “giặc Covid-19” như đã bao lần đánh thắng mọi kẻ thù!

HÃY Ở NHÀ VÌ TẤT CẢ CHÚNG TA!

Ngày xưa yêu nước: xông pha,

Bây giờ yêu nước, thương nhà: ở yên!

Dịch như chú chó chạy điên,

Ai ơi, ý thức đầu tiên tạc lòng!

Khung cảnh trong một buổi chiều lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: NVCC

HỢP TÁC LÀ YÊU THƯƠNG!

Chúng tôi đâu phải siêu nhân,

Chúng tôi cũng chỉ người trần thịt da!

Đôi lời khẩn thiết nói ra:

Trung thực, hợp tác mới là yêu thương!

Bên cạnh cổ vũ, động viên đồng đội, chị Dung cũng có nhiều bài thơ nhắc nhở, khuyến khích người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch của Chính phủ.

AN TOÀN MÙA DỊCH

Khẩu trang: nhớ nhé ai ơi!

Ở nơi công cộng, ta thời luôn mang.

Khoảng cách: xin giữ an toàn!

Cách ly là để ta còn bên nhau.

Khử khuẩn: sạch sẽ trước sau,

Rửa tay kỹ nhé, cùng nhau ta làm!

Khai báo trung thực, kỹ càng!

Giúp cho truy vết dễ dàng cô-vy.

Thôi đừng tụ tập làm chi,

Kẻo lây nhiễm bệnh thì vào khổ chung!

Chương trình “Ở nhà vui lắm nha” do Sài Gòn Tiếp Thị phát động, không chỉ là sân chơi cho mọi người mà còn mong muốn lan tỏa tinh thần lạc quan chống dịch trong giai đoạn dịch bệnh đang phát tán rộng khắp cả nước, trong đó có TPHCM. Để biết thể lệ tham gia chương trình, bạn đọc xem tại đây.

Chương trình “Saigon Times – Nối vòng tay lớn” với chủ đề “Đồng hành chống dịch” được phát động vào ngày 2-6-2021. Với vai trò là cầu nối, Kinh tế Sài Gòn tiếp tục kêu gọi sự chung tay của các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm để cùng chia sẻ khó khăn với cộng đồng. Chương trình sẽ nhận hiện kim, vật phẩm từ các tổ chức, cá nhân đóng góp và sau đó sẽ trao tặng lại cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân gặp khó khăn trong các vùng dịch tại TPHCM cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước. Xem chi tiết tại đây.

Hiệp Trần

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sau ca đậu mùa khỉ đầu tiên, HCDC cảnh báo nguy...

0
Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), sau khi phát hiện ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TPHCM,...

TPHCM ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

0
Thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết thành phố đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Hiện ca bệnh...

Người nhập cảnh nghi ngờ hoặc mắc đậu mùa khỉ sẽ...

0
(SGTT) - Theo đại diện của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), khi nhập cảnh từ vùng có dịch hoặc không có...

Kích hoạt đo thân nhiệt tại cửa khẩu để giám sát...

0
Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, để phát hiện sớm các ca bệnh, Bộ Y tế...

Bàn chuyện có nên cách ly tập trung khi mắc đậu...

0
(SGTT) - Để tránh tình trạng lây lan rộng bệnh đậu mùa khỉ, việc cách ly tối thiểu 14 ngày là điều cần thiết....

Nhiều địa phương vẫn cách ly người đến từ TPHCM

0
(SGTT) - Lai Châu, Bình Định là những địa phương vẫn áp dụng biện pháp cách ly, theo dõi y tế đối với người...

Kết nối