Thứ Năm, Tháng 7 24, 2025

Loại hải sản giá triệu đồng ở Việt Nam được công nhận loài mới

(SGTT) - Bọ biển là hải sản có giá trị đắt đỏ bởi độ hiếm và chất lượng thịt thơm ngon. Mới đây, một loài bọ biển khổng lồ mới tại vùng biển Việt Nam vừa được công nhận với tên gọi Bathynomus vaderi.

Theo trang tin khoa học phys.org, loài bọ biển này có thể dài tới 32,5cm và nặng hơn 1kg. Hiện Bathynomus vaderi mới chỉ được tìm thấy gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng các nhà khoa học dự đoán loài này có thể phân bố rộng hơn trong vùng biển Đông.

Vào tháng 3-2022, Đại học Quốc gia Hà Nội đã mua bốn cá thể bọ biển khổng lồ từ Quy Nhơn và gửi hai trong số đó cho Giáo sư Peter Ng thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lee Kong Chian (Đại học Quốc gia Singapore) để định danh.

Giáo sư Peter Ng đang kiểm tra bọ biển từ một chợ hải sản ở Hà Nội vào tháng 10-2024. Ảnh: Nguyễn Thanh Sơn

Sau đó, vị giáo sư đã hợp tác cùng chuyên gia Conni M. Sidabalok (người từng nghiên cứu về bọ biển ở Indonesia) và Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, chuyên gia nghiên cứu động vật không xương sống tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu mẫu vật và phát hiện ra đây là một loài chưa từng được mô tả. Mới đây, kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học truy cập mở ZooKeys.

Tiến sĩ Conni Sidabalok đang kiểm tra các cá thể Bathynomus vaderi tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lee Kong Chian, Singapore. Ảnh: Rene Ong

Trước đây, bọ biển là sản phẩm đánh bắt không có chủ đích, người dân khai thác chủ yếu dùng nấu ăn trong gia đình. Sau này, chúng được đánh bắt thương mại hóa khi nhu cầu tiêu thụ tăng lên từ sự quan tâm của thực khách bởi ngoại hình và chất lượng thịt.

Hiện nay, giá bọ biển (kích cỡ 0,6 - 0,8kg/con) khoảng 1,1 triệu đồng/kg; kích cỡ hơn một ký lô gam một con giá 1,5 triệu đồng/kg. Đặc biệt, bọ biển có thể chế biến thành những món ăn đa dạng phong cách nấu, như nướng, rang muối... Mọi người có thể mua bọ biển trên các trang web chuyên hải sản trong nước và nhập khẩu.

Có thể thấy, việc phát hiện ra một loài đặc biệt mới như Bathynomus vaderi cho thấy môi trường biển sâu tại Việt Nam vẫn còn rất đa dạng chủng loài. Việc đánh bắt bền vững nên là tiêu chí ưu tiên để có thể vừa khai thác vừa bảo tồn chúng.

Theo phys.org, ttxvn

Phúc An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những giống cua thịt ngon trên thế giới, có cả loại...

0
(SGTT) - Cua là món hải sản được yêu thích trên khắp thế giới không chỉ bởi hương vị thơm ngọt mà còn vì...

FDA phê duyệt màu xanh từ cây dành dành trong chế...

0
(SGTT) - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa chính thức chấp thuận sử dụng Gardenia Blue, màu xanh tự...

Hiểu hơn về ‘Di sản văn hóa phi vật thể quốc...

0
(SGTT) - Ẩm thực đồng bào dân tộc Thái là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa vùng đất núi rừng Tây...

Những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa mùi cơ thể trong...

0
(SGTT) - Ngoài việc giữ vệ sinh và chọn trang phục phù hợp, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong...

Sản xuất gạo lên men đỏ từ chủng nấm Monascus sp.

0
(SGTT) - Nhờ khả năng tạo ra sắc tố sinh học tự nhiên, chủng nấm Monascus sp. được các nhà nghiên cứu Trung tâm...

Sách ‘Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời’ đoạt giải...

0
(SGTT) - "Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời", quyển sách về câu chuyện ẩm thực người Hà Nội đầu thế kỷ...

Kết nối