Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Khám bệnh từ xa được ưa chuộng trong mùa dịch

(SGTT) - Hiện nay, nhiều bệnh nhân lo ngại khi đến bệnh viện để khám và chữa trị vì lo sợ nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Ngoài ra, thời điểm này, một số bệnh viện đang tập trung nguồn nhân lực để điều trị các bệnh nhân Covid-19. Vậy với những trường hợp người bệnh mắc các bệnh khác sẽ được khám và điều trị như thế nào?

Tư vấn và khám chữa bệnh từ xa đã bắt đầu lên ngôi trong thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh. Theo các bác sĩ, hình thức khám từ xa (qua các nền tảng trực tuyến) đã giúp nhân viên y tế dễ dàng nắm được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, từ đó có những hướng dẫn xử lý kịp thời đối với trường hợp bệnh không quá nặng. Hình thức này còn góp phần giảm tải đáng kể số lượng bệnh nhân đến khám trực tiếp ở các bệnh viện tuyến trung ương, cũng như những bệnh viện vệ tinh.

Khám bệnh từ xa tăng mạnh qua các nền tảng trực tuyến

BS Nguyễn Thị Lan, Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, cho biết: “So với những tháng trước, lượng người đến khám đã giảm đi rất nhiều ở thời điểm hiện tại. Mỗi ngày chỉ có một số ít bệnh nhân đến khám”.

Tại bệnh viện, số lượng bệnh nhân đến khám đã giảm đáng kể, BS Lan cho rằng thành phố đang trong thời gian giãn cách xã hội nên việc đi lại khám bệnh giữa các khu vực gặp một số hạn chế. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân cũng e ngại khi thực hiện các thủ tục như xét nghiệm Covid-19, sàng lọc dịch tễ trước khi vào bệnh viện. Vì vậy, các trường hợp mắc bệnh nhẹ có thể kết nối với bác sĩ chuyên khoa trước đó để được tư vấn, khám bệnh.

BS Lan cho biết, kể từ đầu tháng 8, số lượng bệnh nhân liên lạc bằng số điện thoại, cũng như qua các ứng dụng trực tuyến để được tư vấn, thăm khám tăng gần gấp đôi so với trước đây. Trong đó, phụ nữ đang mang thai là nhóm đối tượng cần được tư vấn nhiều nhất bởi các thai phụ luôn lo lắng không biết bản thân có mắc Covid-19 không? Với tình hình dịch phức tạp như hiện nay, quá trình khám thai, theo dõi sức khỏe thai kỳ của các mẹ bầu cũng ảnh hưởng rất nhiều khi họ ngại đến chốn đông người như bệnh viện, phòng khám.

Theo BS Huỳnh Thị Như Mỹ, Khoa Da liễu, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, trong thời gian vừa qua, bác sĩ thường khám bệnh từ xa cho bệnh nhân qua Zalo, Viber, Messenger… Với các ứng dụng mạng xã hội, bệnh nhân nhắn tin và cung cấp thông tin bệnh lý bằng hình ảnh, sau đó trao đổi diễn tiến bệnh bằng cách liên lạc trực tiếp qua số điện thoại.

Một trường hợp mới đây nhất, sau khi nhìn hình ảnh và trao đổi phân tích với bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang đốt, bác sĩ Như Mỹ đã hướng dẫn cho người bệnh tự xử lý bằng thuốc có sẵn ngay tại nhà. Qua đó có thể thấy được sự thuận tiện khi thực hiện khám bệnh từ xa qua mạng, bệnh nhân không cần đến khám trực tiếp tại bệnh viện mà có thể tự xử lý tại nhà với các loại thuốc thông thường.

Chỉ là giải pháp tạm thời

Theo BS. Đoàn Nhật Trung, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, các bệnh nhân đang gặp những vấn đề về da liễu, dị ứng, tâm lý hoặc điều trị vật lý trị liệu… có thể thực hiện khám từ xa bằng cách quay video, diễn tả lại tình trạng bệnh, sau đó trao đổi với bác sĩ để có hướng dẫn điều trị và cách sử dụng thuốc.

“Tuy nhiên, với những bệnh nhân mắc các bệnh lý như tim mạch (suy tim, động mạch vành, cơ tim), hô hấp, cao huyết áp, thận… có thể gặp khó khăn trong quá trình khám và chẩn đoán bệnh từ xa. Vì vậy, hình thức khám bệnh từ xa trong mùa dịch chỉ là giải pháp tạm thời để bác sĩ có thể nắm tình trạng sức khỏe ban đầu của bệnh nhân”, BS Trung chia sẻ.

Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân nên tham gia những kênh tư vấn, khám chữa bệnh tại bệnh viện thay vì tự ý “bắt bệnh” và sử dụng các bài thuốc thiếu khoa học đang lan truyền trên mạng xã hội như hiện nay. Việc tùy tiện sử dụng thuốc kết hợp Đông -Tây y, không theo chỉ định của bác sĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người bệnh.

Bác sĩ quay video, hướng dẫn điều chỉnh thuốc cho bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị về hình thức tư vấn, khám bệnh từ xa, BS. Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng kế hoạch, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết thời gian gần đây, tổ công tác xã hội của bệnh viện nhận được nhiều cuộc gọi trực tiếp, tin nhắn qua email của người bệnh, người nhà bệnh nhân để hỏi về tình hình thăm khám, cũng như cần sự tư vấn của các bác sĩ.

Tại đây, nhân viên y tế có thể trả lời trực tiếp các thắc mắc cho những bệnh nhân không thể đến được bệnh viện. Trường hợp cần thêm hồ sơ bệnh án để có chẩn đoán chính xác, thông tin của người bệnh sẽ được lưu lại. Khi bác sĩ nắm đủ tình trạng bệnh lý, sẽ liên lạc để trao đổi và có phương án điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Việc khám chữa bệnh từ xa như hiện nay sẽ giúp bệnh nhân hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh trong thời điểm dịch Covid-19.

Minh Thảo

Trước đó, từ ngày 12-8, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã đưa vào hoạt động 30 số điện thoại di động chuyên tư vấn, khám bệnh qua điện thoại hoặc video call cho bệnh nhân không phải là bệnh nhân Covid-19. Theo đó, với 30 số điện thoại di động này, đại diện cho 30 chuyên khoa từ Ung thư, Nội tiết, Tim mạch, Chấn thương chỉnh hình, Thần kinh, Hô hấp, Tiêu hóa, Tiết niệu, Thận nhân tạo, Chăm sóc giảm nhẹ… sẽ thường trực 24/24h để tư vấn, khám bệnh qua các hình thức kể trên. Mô hình khám bệnh từ xa giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của bệnh, tránh tình trạng đưa bệnh nhân đến cấp cứu trong những tình huống không cần thiết, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm Covid-19 nhưng cũng không để bệnh nhân trở nặng mới đưa đến bệnh viện làm lỡ thời gian vàng điều trị cho bệnh nhân.
Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối