Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024

Hà Nội hướng đến 100% chợ truyền thống không dùng túi nylon vào năm 2023

Từ nay đến cuối năm 2023, các ngành sản xuất của thành phố Hà Nội hướng đến mục tiêu giảm 3-4% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu. Đồng thời, các chợ truyền thống không sử dụng túi nylon khó phân hủy đạt tỷ lệ 100%.
Doanh nghiệp sản xuất bao bì hướng đến việc ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong sản xuất. Ảnh: TL

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về chương trình hành động quốc gia trong sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 trên địa bàn. Kế hoạch này đặt ra mục tiêu từ nay đến cuối năm 2023, mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất giảm 3-4%, bao gồm các ngành như dệt may, rượu, bia, nước giải khát, thép, nhựa…

Đồng thời, các chợ truyền thống không sử dụng túi nylon đạt tỷ lệ 100%. Nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững các địa phương đạt 70%; các khu, cụm công nghiệp đạt 80% và các làng nghề là 50%.

Thành phố đang thực hiện chuyển đổi việc sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường và phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường. Ví dụ như dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại hoặc lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp.

Trong khoảng thời gian này, thành phố sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng các phương thức về đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh như liên kết bền vững, sử dụng có hiệu quả nhiên liệu, nguyên vật liệu; giảm thiểu phát sinh chất thải, phát triển nền kinh tế tuần hoàn; kết nối giữa các doanh nghiệp thành phố với mạng lưới chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ quốc tế; tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu nội địa; ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong sản xuất; tạo việc làm ổn định và việc làm “xanh” cho lao động.

Cùng với đó, kế hoạch về chương trình hành động quốc gia trong sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 xác định doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò trung tâm. Điều này được thể hiện qua trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từ khâu sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng đến khâu tái sử dụng.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Các ngôi chợ lâu đời ở TPHCM: Chợ Tân Định –...

0
(SGTT) - Ban đầu được biết đến với tên gọi Marché de Phu-Hoa, Chợ Tân Định là một trong những khu chợ lâu đời...

Chuyện những tiểu thương đưa chợ truyền thống lên… mạng

0
Lượng khách đến chợ truyền thống đang giảm do thói quen mua sắm của khách hàng đã khác trước. Thay vì ra chợ, nhiều...

Chợ truyền thống trước bài toán đổi mới để tồn tại

0
Mô hình kinh doanh của chợ truyền thống đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các chuỗi bán lẻ, siêu thị...

Bộ Công thương muốn có quy định kiểm soát chợ đêm

0
Bộ Công thương vừa có tờ trình sửa đổi, bổ sung quy định hoạt động và quản lý để kiểm soát tốt hơn nữa...

Kết nối