Thứ bảy, Tháng mười một 30, 2024

“Giữ lửa” cho cây thuốc nam

DS.MỸ NỮ - 

Có một lương y ở Đà Nẵng trong nhiều năm qua đã đi khắp mọi miền đất nước để sưu tầm các cây thuốc quý bản địa và những bài thuốc dân gian gần như tuyệt chủng và ông biến vườn nhà ông thành vườn sưu tập cây thuốc nam tới mức ngay cả các bệnh viện y học cổ truyền phải mơ ước. Đó là lương y Trần Đình Niên.

Vu_n-thu_c-nam-gia-d_nhVườn thuốc nam gia đình.

Ông kể ông được sinh ra trong gia đình tuy ở nông thôn nghèo nhưng lại có truyền thống về y học cổ truyền, do vậy những bệnh tật của ông và người thân phần lớn đều nhờ vào những cây thuốc nam trồng trong vườn, ngoài bờ rào, bờ bãi ven sông. Theo nghề ông cha, ông Niên đi sâu hơn, bằng cách nghiên cứu, học hỏi, sưu tầm, nhất là những bài thuốc kinh nghiệm từ dân gian chứ không còn gói gọn trong vườn nhà.

Những năm qua, ông Niên đi khắp mọi miền đất nước để sưu tầm các cây thuốc quý bản địa và những bài thuốc dân gian gần như tuyệt chủng ở Khánh Hòa, lâm Đồng, Bắc Cạn, Nghệ An, Quảng Nam… và đến tận khu vực đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây Bắc, Tây Nguyên.

Ông cho rằng bây giờ công nghiệp dược tiến bộ, y học phát triển nên người dân có xu hướng chữa trị bằng thuốc tây, việc dùng thuốc nam gần như rất ít nhưng không vì thế mà ông chán nản. “Khuynh hướng thế giới hiện nay đang quay về với thiên nhiên, hạn chế đưa các chất lạ, các chất tổng hợp vào cơ thể; các loại cây lương thực, cây ăn quả, kể cả cây thuốc càng hạn chế dùng hóa chất, thuốc trừ sâu để tránh bị ngộ độc. Với người dân nghèo ở nông thôn, kể cả thành thị, các chứng bệnh thông thường như cảm, ho, ngạt mũi thì hầu như ai cũng biết dùng các cây thuốc nam có sẵn ở vườn nhà hoặc mua ở chợ để nấu chén cháo giải cảm có cho thêm hành, gừng, tía tô hay nấu nồi nước xông giải cảm mạo cho người thân”, ông nói và cho biết đây cũng là lý do càng thôi thúc ông sưu tập cây thuốc nam.

Ông dẫn tài liệu y học cổ truyền rằng cả nước hiện có trên 4.000 loài thực vật được dùng làm thuốc, tuy nhiên hiện nay có tới 144 loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác ào ạt và phá rừng làm nương rẫy cần được bảo tồn như cây mận rú (chữa phù thận), xạ đen (dùng chữa ung thư), gừng gió (chữa tiêu hóa, đau bụng), nghệ đen (chữa bệnh kinh nguyệt của phụ nữ), nghệ trắng (chữa bong gân, ứ huyết), xáo tam phân (chữa ung thư)…

NhGn-gi_ng-va-tr_ng-cGy-thu_c-nam-trng-ch_u-c_nhNhân giống và trồng cây thuốc nam trong chậu cảnh.

 

Vậy là ông bỏ công ra sưu tầm cây thuốc nam và đưa vào hoạt động các mô hình vườn thuốc nam tại số 58 Hà Duy Phiên (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) và lô 41, đường Vũ Miên (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Kết quả là ông có vườn mẫu thuốc nam rộng 400 m2 với hơn 130 loài thực vật và động vật làm thuốc, trong đó có những cây quý hiếm có hiệu quả điều trị như cây núc nác, cây mận rú, cây răng cưa…; mở phòng đọc sách miễn phí với tủ sách hơn 400 đầu sách mà đa số là sách y học và các ngành học liên quan, trong đó có nhiều đầu sách quý hiếm; in ấn giới thiệu, phổ biến hình ảnh các loại động vật, thực vật, khoáng vật và những bài thuốc dân gian hay để mọi người tìm hiểu; tổ chức khám bệnh và điều trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo, gia đình chính sách bằng thuốc nam và phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc; nhân giống và giới thiệu cho nhiều người biết về cách trồng và sử dụng cây thuốc nam để điều trị một số bệnh thường gặp.

Bác sĩ Lê Trung Chính, nguyên giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng, cho biết trong tình hình các vườn thuốc nam ở các xã, phường ngày càng thu hẹp dần, còn các cơ sở y tế thì vườn thuốc phần lớn để làm mẫu chứ không có tác dụng hỗ trợ điều trị, nên bộ sưu tập thuốc nam của lương y Trần Đình Niên rất đáng quý. “Trong điều kiện quỹ đất ngày càng ít, chúng ta nên nghĩ đến việc trồng cây thuốc trong các chậu cảnh với số lượng lớn, vừa trang trí vừa dùng chữa bệnh như cách mà ông Niên đang làm rất hay, vừa giúp người dân tạo thói quen chữa bệnh bằng cây thuốc để tiết kiệm chi phí trong điều kiện kinh tế còn khó khăn”, ông Chính nói.

[box type="download"] Lương y Trần Đình Niên, 65 tuổi, hội viên Chi hội Đông y, phường Bình Thuận, quận Hải Châu, Đà Nẵng, có Phòng Chẩn trị Đông y Vạn Phát Đường, số 380 Trưng Nữ Vương, quận Hải Châu.[/box]

Hàng chục năm sưu tập, trồng và nhân giống cây thuốc nam, nên ông Niên được Trung ương Hội Đông y Việt Nam khen tặng là điển hình trong nuôi trồng, khai thác, bảo tồn và chế biến dược liệu ở Việt Nam.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nha Trang đón gần 500 khách quốc tế trên chuyến tàu...

0
(SGTT) - Sáng 30-11, Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ đón đoàn tàu hỏa xuyên Việt đưa 462 du khách...

Đưa công nghệ đo sóng não EEG với người lái Audi...

0
(SGTT) - Công nghệ đo sóng não EEG (công nghệ Điện não đồ) - một bước đột phá giúp khách hàng không chỉ trải...

Điều quan trọng cần nghĩ đến nếu muốn tinh gọn bộ...

0
(SGTT) - Đảng và Chính phủ đang thúc đẩy việc sắp xếp lại bộ máy hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết...

Người lao động được nghỉ 22 ngày dịp lễ, tết trong...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với các phương án nghỉ lễ, tết trong năm 2025 do Bộ Lao động -...

TPHCM không lo thiếu vé tàu, xe dịp Tết Nguyên đán...

0
(SGTT) - Theo Sở Giao thông Vận tải TPHCM, số lượng hành khách đi lại dịp Tết 2025 sẽ tăng 20% so với năm...

Lâm Đồng khuyến cáo du khách cẩn trọng khi đặt phòng...

0
(SGTT) - Ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng lưu ý, khách du lịch không nên đặt phòng qua những tài khoản không rõ ràng...

Kết nối