Thứ năm, Tháng tư 10, 2025

Giao địa phương trực tiếp quản lý mã số vùng trồng

Theo văn bản vừa ban hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, cơ quan chuyên môn địa phương sẽ trực tiếp quản lý, cấp mã số cho các vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản.

Khoai lang là một trong những loại nông sản được phép xuất khẩu sang các thị trường. Ảnh: Trung Chánh

Baochinhphu.vn thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 1776 gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Bảo vệ thực vật về việc phân cấp quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản để phục vụ cho việc xuất khẩu.

Theo đó, cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại địa phương (cơ quan chuyên môn địa phương) sẽ thực hiện và chịu trách nhiệm trong việc thiết lập, kiểm tra thực tế, hoàn thiện hồ sơ và cấp mã số vùng đảm bảo theo điều kiện quy định.

Cơ quan này sẽ kiểm tra thông tin về diện tích, sản lượng, quy trình tham gia sản xuất của các hộ nông dân trước khi gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật. Như vậy, địa phương sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác lưu trữ và đảm bảo độ chính xác của hồ sơ.

Những hồ sơ đề nghị của chủ sở hữu hoặc người đại diện vùng trồng, cơ sở đóng gói trên cơ sở tuân thủ đúng quy định sẽ chuyển đến cơ quan chuyên môn địa phương giải quyết. Nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu thì đơn vị cần đưa ra hướng giải quyết, hạn chế tối thiểu việc người dân, doanh nghiệp sửa đổi thủ tục nhiều lần.

Trên cơ sở đối chiếu với những quy định của nước nhập khẩu, địa phương sẽ rà soát những mã số đã cấp, thu hồi những mã số không tuân thủ yêu cầu, đồng thời, gửi báo cáo hàng quí về Cục Bảo vệ thực vật và thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu ngừng thủ tục đối với các mã số đã bị thu hồi này.

Địa phương sẽ chủ động trong việc thiết lập vùng trồng, cơ sở đóng gói, kết nối giữa người dân và đơn vị xuất khẩu nhằm đảm bảo quyền lợi đôi bên; hướng dẫn các hộ tham gia sản xuất và doanh nghiệp những quy định, giải pháp kỹ thuật theo quy định của nước nhập khẩu; phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật để giải quyết các trường hợp vi phạm và kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

T.Đào
Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhiều sản phẩm nông sản và thực phẩm của Việt Nam...

0
(SGTT) - Các quy định của EU về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm thay đổi liên tục, có những quy định...

Sau Tết, giá rau xanh giảm sâu vì thiếu đầu ra

0
(SGTT) - Dù nguồn cung dồi dào nhờ thời tiết thuận lợi, nhưng sức mua yếu cộng với áp lực từ rau nhập khẩu...

Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai đạt gần 135...

0
(SGTT) - Hơn một tháng qua, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai đạt gần 135 triệu đô la,...

Doanh nghiệp xuất khẩu theo sát ‘nhất cử, nhất động’ về...

0
(SGTT) - Năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Việt Nam. Nhưng, xuất khẩu sang...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực trong tháng đầu...

0
(SGTT) - Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo kinh tế - xã hội cả nước trong tháng 1-2025. Trong đó, kim...

Giá thanh long ở Tiền Giang tăng gần 50%

0
(SGTT) - Theo nhiều nhà vườn ở Tiền Giang, giá trái thanh long tăng cao vì xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng...

Kết nối