Thứ tư, Tháng tư 30, 2025

Ghé thăm ngôi làng dưới lòng đất tại Quảng Trị

(SGTT) - Đến thăm địa đạo Vịnh Mốc ở thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, du khách sẽ cảm nhận được sự chịu đựng gian khổ, sức sáng tạo không ngừng và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân và dân Quảng Trị trong những năm chiến tranh.

Địa đạo Vịnh Mốc có chiều dài hầm gần 2km, được chia thành 3 tầng với từng chức năng khác nhau. Tầng 1 sâu cách mặt đất từ 10-12m, dùng để chiến đấu và hội họp. Tầng 2 có độ sâu từ 13-15m, là nơi ăn ở sinh hoạt của người dân. Tầng 3 có độ sâu từ 20-23 mét, là nơi tích trữ lương thực, vũ khí. Nơi đây được xem như một xã hội thu nhỏ dưới lòng đất nên được gọi là Làng Hầm.

Vào năm 1965, không quân và pháo binh Mỹ đã tàn phá huyện Vĩnh Linh, từ đó làng Vịnh Mốc bị đánh bom hoàn toàn. Tuy vậy, bà con nơi đây vẫn quan niệm “Một tấc không đi, một li không rời” và mỗi làng là một pháo đài kiên cố. Giữa bom rơi đạn lạc, thay vì rời đi thì người dân chuyển xuống lòng đất để sinh sống.

Trên mặt đất có gì thì dưới đất có đó, như hội trường thì có rạp chiếu bóng, nơi đây cũng là nơi diễn ra văn nghệ với sức chứa hơn 60 người. Ngoài ra, ở đây còn có trạm y tế, bệnh viện, trường học, giếng nước, khu Hoàng Cầm, kho gạo… Đặc biệt, dưới địa đạo có đến 92 hộ cùng nhau sinh sống.

Ở miền Nam có địa đạo Củ Chi để thực hiện lối đánh du kích nên diện tích khá nhỏ. Còn địa đạo ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị thì dùng để ở và chiến đấu nên có diện tích rộng và cao hơn rất nhiều.

Ông cha ta đã tính toán rất giỏi, các hầm tại làng địa đạo sẽ đón đầu ở những nơi có hướng gió để gió lùa vào trong hầm, mùa khô thì hầm mát mẻ mùa đông thì ấm áp. Để không bị phát hiện, người dân Vịnh Mốc ban ngày đi sản xuất trồng trọt, ban đêm đến sẽ bắt đầu đào hầm. Để xây dựng hầm địa đạo Vịnh Mốc phải đào hơn 6.000 mét khối đất đá, đất đá đào được sẽ mang đổ ra biển để nước biển cuốn trôi, sáng ra sẽ không còn một dấu vết nào nữa.

Trong vòng 2.000 ngày đêm dưới lòng địa đạo không hề có một người nào bị thương. Ngược lại, có một kỳ tích là 17 đứa trẻ được sinh ra dưới lòng địa đạo. Điều này minh chứng cho một sự kỳ diệu tại chính mảnh đất này.

Nếu có dịp, các bạn hãy ghé thăm địa đạo Vịnh Mốc quê tôi để hiểu rõ hơn về mảnh đất và con người Vĩnh Linh.

Mario Mario

1 BÌNH LUẬN

  1. Vĩnh linh không chỉ vịnh mốc mới có địa đạo mà mỗi làng xã vùng đất đỏ hầu như đều có địa đạo. Từ hồ xá về vịnh mốc dọc đường cập lài này là quốc lộ 9 D có rất nhiều địa đạo. Trong đó có 3 địa đạo của ubhc khu vực vĩnh linh và khu ủy vĩnh linh sống làm việc trong những năm chiến tranh đến hết 1972.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhà ga, sân bay, bến xe tăng cường phục vụ hành...

0
(SGTT) - Ngày 29-4, người dân TPHCM bắt đầu rời thành phố về quê nghỉ lễ. Ghi nhận tại sân bay, bến xe và...

Khối ‘5 cánh quân’ trong lễ diễu binh là gì và...

0
(SGTT) - TPHCM đang bước vào giai đoạn chuẩn bị nước rút cho ngày đại lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam,...

Bữa sáng cơm tấm với phần súp ăn kèm bắt vị

0
(SGTT) – Cơm tấm thì ở Sài Gòn đâu đâu cũng dễ tìm kiếm, nhưng có phục vụ thêm chén súp ăn kèm thì...

Thăm Láng Le – Bàu Cò, nơi in dấu chiến công...

2
(SGTT) -  Cách trung tâm TPHCM khoảng 20km, Láng Le – Bàu Cò nằm giữa đồng bưng rộng lớn xã Tân Nhựt, huyện Bình...

Bữa sáng Sài Gòn thử vị hủ tiếu xào người Hoa

0
(SGTT) - Nằm khép mình ở một góc đường Lão Tử, quận 5, quầy hủ tiếu xào vị Hoa là điểm đến quen thuộc...

Rủ nhau check-in loạt quán cà phê trang trí cờ đỏ...

0
(SGTT) - Càng gần dịp lễ 30-4 và 1-5, nhiều quán cà phê ở TPHCM đồng loạt trang trí bằng cờ đỏ sao vàng...

Kết nối