Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024

“Gánh xôi” của bà lão 72 tuổi nuôi sống cả gia đình 5 người

(SGTT) - Ở tại góc đường Tản Đà - Nguyễn Trãi (quận 5, TPHCM), có một bà cụ lưng còng, vóc người gầy gò nhưng cứ đều đặn mỗi sáng, đôi tay yếu ớt kia vẫn miệt mài đẩy xe xôi nặng gần 80kg đi hơn 50m để ra đến chỗ bán.

Đó là bà Nguyễn Thị Huỳnh, năm nay 72 tuổi, nhà ở khu vực gần đó. Cách đây 7 năm, bà bị tai nạn xe nên hiện giờ chỉ có thể khom người đứng bán bởi di chứng từ vụ tai nạn năm ấy. Dù tuổi đã cao nhưng bà lại là thu nhập chính của gia đình 5 thành viên. Ròng rã gần 20 năm với nghề bán xôi, mỗi ngày bà chỉ được ngủ 5 giờ, sau đó lại dậy dọn dẹp, lo cho chồng con, rồi lại đi chợ, chuẩn bị nguyên liệu bán cho ngày hôm sau.

“Lắm lúc mệt lắm chứ, nhưng nhìn lại chồng mình tai biến đang nằm đó, cần có người chăm lo, hai đứa con thì thần kinh yếu, không làm gì được, đứa cháu ngoại thì đang tuổi đi học, cần chi tiêu đủ điều. Nhiều lúc tôi cũng thấy mệt mà không dám nghỉ ngơi”, bà Huỳnh chia sẻ.

Sau khi nghỉ hưu tại một công ty, lúc ấy bà đã 55 tuổi và nghĩ ra chuyện bán buôn để có đồng ra đồng vào trang trải. Theo lời bà Huỳnh kể lại, trước kia khi bán trên vỉa hè, bà cũng chạy đôn chạy đáo vì đô thị, sau đó có một người dân thông cảm nên cho bà mượn khu vực trước nhà họ để buôn bán.

Theo đó, mỗi ngày, bà đều thức dậy lúc 3:00 để chuẩn bị nguyên liệu, khoảng 6:00 bà tự đẩy xe ra chỗ bán cách nhà hơn 50m. Thông thường, bán đến trưa là hết, lắm lúc bán chậm thì đến 14:00 hay 15:00. Mỗi hộp xôi của bà có giá từ 15.000 đến 20.000 đồng, ngoài món xôi còn có thêm bún thịt nướng và bánh ướt.

Do đợt dịch Covid-19 kéo dài, khiến cuộc sống đã chẳng mấy dễ dàng của bà nay lại càng khó khăn hơn. Bà Huỳnh tâm sự, dù biết là dịch, buôn bán ế ẩm, nhưng dù ít, bà vẫn đi bán mỗi ngày để có thêm chút thu nhập trang trải.

“Lúc trước chưa có dịch, còn học sinh, sinh viên, một ngày tôi có thể bán hết cả 5kg nếp, 7kg bánh ướt, 4kg bún. Giờ dịch bệnh triền miên, thu nhập cũng giảm đáng kể, đặc biệt là gần hai tháng trở lại đây, lượng đồ ăn phải bán giảm đi một nửa, có khi còn dư mang về ăn trừ cơm. Hết ngày 4-7, ở đây thông báo không cho bán nữa, tôi chưa biết phải xoay sở thu nhập cho gia đình ra sao”, bà Huỳnh cho biết thêm.

Có thể thấy, dịch Covid-19 ảnh hưởng không chỉ các nhà hàng, quán ăn lớn mà ngay cả những phận người mưu sinh với gánh hàng rong vỉa hè như bà Huỳnh cũng phần nào chung cảnh ngộ. Mong rằng, mọi người dân cùng ý thức, chấp hành nghiêm các quy định phòng dịch của Nhà nước để dịch bệnh sớm được đẩy lùi, từ đó mọi người có thể quay về với nhịp sống thường ngày.

Phùng My

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ghé chợ Long Thạnh Mỹ nhớ thử vị mì Quảng Thanh...

0
(SGTT) - Ngoài sự tấp nập giao thương hàng hóa, chợ Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức còn nổi bật bởi nhiều quán ăn...

Đón mùa Thu Hà Nội tại những quán cà phê hoài...

0
(SGTT) - Mùa Thu là thời điểm lý tưởng để du khách khám phá những quán cà phê hoài cổ, nơi không chỉ phục...

TPHCM: Doanh số bán xe máy điện tăng vào cuối năm

0
(SGTT) - Thời gian gần đây, thị trường xe máy điện tại TPHCM ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt về doanh số bán...

Tìm chút hương vị Việt tại Mặn Mòi ‘Michelin Bib Gourmand’

0
(SGTT) - Tọa lạc tại TP Thủ Đức, nhà hàng Mặn Mòi như một khu vườn thu nhỏ với cây xanh phủ bóng mát....

Những thách thức mới trong quản lý thương mại điện tử...

0
(SGTT) - Sự trỗi dậy của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới như Shein và Temu đang đặt ra...

Muôn kiểu món nước tại quán ăn núp chợ ‘chồm hổm’...

0
(SGTT) - Chợ 'chồm hổm' Tân Phú, TP Thủ Đức là khu chợ dân sinh buôn bán nhiều mặt hàng thiết yếu trong cuộc...

Kết nối