Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024

Gần 1/3 tổ chức giáo dục tại châu Á Thái Bình Dương áp dụng trí tuệ nhân tạo

(SGTTO) -Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp các tổ chức giáo dục thực hiện đổi mới sáng tạo nhanh hơn gấp hai lần. Hiện tại, 32% các tổ chức giáo dục đại học tại châu Á Thái Bình Dương đã áp dụng AI.

AI sẽ giúp quá trình đổi mới giáo dục diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ảnh: Tư liệu

Thông tin trên nằm trong nghiên cứu Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng của Châu Á Thái Bình Dương với AI trong ngành giáo dục do Microsoft Châu Á và IDC Châu Á Thái Bình Dương phối hợp thực hiện. Nghiên cứu này vừa được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh Châu Á về Giáo dục và Kỹ năng (ASES) ở Ấn Độ (sự kiện diễn ra từ ngày 22 đến 24-9 năm 2019).

Theo thông tin từ hội nghị, nhiều tổ chức giáo dục đã và đang bắt đầu thu thập dữ liệu, thực hiện các phân tích chuyên sâu, nhằm nâng cao kết qả đầu ra của sinh viên. Theo nghiên cứu, ba lý do hàng đầu khiến các nhà lãnh đạo giáo dục ứng dụng AI vào công tác giáo dục đó là: cải thiện tương tác với học sinh sinh viên, nâng cao nguồn kinh phí thu được và thúc đẩy nhiều sáng kiến đổi mới hơn.

Hiện 32% các cơ sở giáo dục đại học ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã bắt đầu hành trình AI hóa.

Các vấn đề mà các tổ chức giáo dục cần khắc phục trong quá trình AI hoá

Thứ nhất, các tổ chức giáo dục cần phải cải thiện tính sẵn sàng, chất lượng và hoạt động quản trị dữ liệu hiện tại. Tính sẵn sàng của dữ liệu là một vấn đề mấu chốt đối với các cơ sở giáo dục. Ngày nay, việc sử dụng một nền tảng đám mây để mở rộng khả năng lưu trữ còn hạn chế. Các cơ sở giáo dục cũng phải đối mặt với các vấn đề về tính kịp thời và chất lượng dữ liệu từ các nguồn, cũng như thiếu thực hành quản trị để đảm bảo an toàn trong việc sử dụng dữ liệu.

Thứ hai, các tổ chức giáo dục cần đánh giá phân bổ đầu tư để hỗ trợ chiến lược AI của mình. Để gặt hái lợi ích từ AI, các cơ sở giáo dục phải có một chiến lược AI hợp lý giúp cải thiện tính sẵn sàng trong việc ứng dụng AI. Đồng thời, họ cũng cần xem xét phân bổ chiến lược đầu tư để hỗ trợ các nỗ lực sử dụng AI trên phạm vi toàn tổ chức.

Kỹ năng AI cần thiết cho tương lai của ngành giáo dục

Nghiên cứu cho thấy cả quản lý và nhân viên ngành giáo dục đều có cái nhìn tích cực về AI đối với công việc. Đa số quản lý (61%) và nhân viên (61%) tin rằng AI giúp thực hiện công việc hiện tại hiệu quả hơn hoặc giảm thiểu các nhiệm vụ lặp đi lặp lại.

Ngoài ra, 21% các quản lý tin rằng AI sẽ tạo ra việc làm mới và 13% nhân viên cũng cùng quan điểm với bậc quản lý.

Theo lãnh đạo các doanh nghiệp, các kỹ năng mà nguồn lao động trong ngành giáo dục thiếu trong 3 năm tới, đó là kỹ năng về công nghệ thông tin - lập trình; kỹ năng số - khả năng định lượng và khả năng phân tích - thống kê.

Về nghiên cứu Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng của lĩnh vực Giáo dục với AI tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương

  • 207 lãnh đạo doanh nghiệp và 150 nhân viên thuộc ngành giáo dục đã tham gia vào nghiên cứu này, trên tổng số 1.605 lãnh đạo doanh nghiệp và 1.585 nhân viên tham gia nghiên cứu từ các ngành khác nhau trong khu vực.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp: Lãnh đạo doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm về công nghệ thông tin của các tổ chức có hơn 250 nhân viên. Họ là những người ra quyết định liên quan đến việc định hình chiến lược kinh doanh và kỹ thuật số của tổ chức nơi họ làm việc.
  • Nhân viên: Người tham gia khảo sát là những người có hiểu biết về AI ngày nay và không đóng vai trò trong quá trình ra quyết định trong tổ chức của họ.
  • Nghiên cứu được thực hiện tại 15 thị trường trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.

Khôi Nguyên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chỉ 22% doanh nghiệp ở Việt Nam sẵn sàng triển khai...

0
(SGTT) - Theo báo cáo của Cisco, chỉ có 22% doanh nghiệp tại Việt Nam được xác định là đã hoàn toàn sẵn sàng...

Nhiều bệnh viện ở TPHCM ứng dụng AI vào khâu điều...

0
(SGTT) - Trong thời gian vừa qua, nhiều bệnh viện trên địa bàn TPHCM đã phát triển các ứng dụng công nghệ, đưa trí...

Gắn mác AI tràn lan, người tiêu dùng cần tỉnh táo

0
(SGTT) - Lợi dụng sự phổ biến của trí tuệ nhân tạo (AI), một số công ty đã phóng đại việc sử dụng AI...

AI – Thủ phạm khí thải mới

0
(SGTT) - Kể từ khi OpenAI cho ra mắt ChatGPT vào tháng 11-2022, thế giới chứng kiến một cuộc đua của các công ty...

Sử dụng AI trong hoạt động dự báo thời tiết và...

0
(SGTT) - Bằng cách hợp lý hóa quy trình chuyển dữ liệu thời tiết và khí hậu thành thông tin đầu vào, trí tuệ...

IMF: AI làm bất bình đẳng giàu nghèo trầm trọng hơn

0
(SGTT) - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) bày tỏ lo ngại sâu sắc về nguy cơ công nghệ trí tuệ nhân tạo (...

Kết nối