Thứ sáu, Tháng mười một 29, 2024

Du lịch giấc ngủ – xu hướng mới

Một dịch vụ du lịch vừa mới ra đời nhưng đang phát triển mạnh mẽ – du lịch giúp tìm lại giấc ngủ ngon, gọi tắt là du lịch ngủ (sleep tourism). Ngày càng có nhiều chuỗi khách sạn và khu nghỉ dưỡng nổi tiếng chào mời các chuyến lưu trú nhấn mạnh đến giấc ngủ và mối quan tâm của khách hàng đối với dịch vụ này cũng đang tăng vọt, nhất là sau đại dịch Covid-19.

Khách sạn Park Hyatt New York khai trương Bryte Restorative Sleep Suite, là một dãy phòng lớn rộng chừng 84 mét vuông, có lắp đặt nhiều tiện ích dỗ giấc ngủ. Tập đoàn Rosewood Hotels & Resorts cũng vừa ra mắt một loạt khu nghỉ dưỡng với tên gọi Alchemy of Sleep, được thiết kế để khách có giấc ngủ ngon.

Một dịch vụ du lịch vừa mới ra đời nhưng đang phát triển mạnh mẽ – du lịch giúp tìm lại giấc ngủ ngon, gọi tắt là du lịch ngủ (sleep tourism). Ảnh minh họa: Freepik

London mở cửa khách sạn chuyên vào giấc ngủ đầu tiên vào năm 2020 mang tên Zedwell; các phòng đều được trang bị phương tiện cách âm hiện đại để cho khách trải nghiệm sự yên tĩnh tuyệt đối. Nhà sản xuất giường Thụy Điển Hastens thành lập khách sạn Hastens Sleep Spa Hotel, một khách sạn nhỏ 15 phòng cũng chuyên về giấc ngủ ở thành phố Coimbra, Bồ Đào Nha năm 2021.

Tại sao chuyện ngủ trở thành một món hàng nóng của ngành du lịch? Trả lời phỏng vấn CNN, Rebecca Robbins, một nhà nghiên cứu về giấc ngủ, nói trước đây khách sạn cứ gắn chuyện du lịch với ăn uống, tham quan, giải trí… Nhưng trong thực tế, có rất nhiều khách khi đến khách sạn là muốn tìm một nơi để “đánh một giấc cho đã đời”.

Đó có thể là khách đường xa, đang tìm cách tẩy hết cảm giác “jetlag” (lệch múi giờ do di chuyển). Đó cũng có thể là người bận rộn với đủ các cuộc họp hành, thương thảo gay cấn nay muốn tìm một chỗ thật tĩnh lặng để thay đổi không khí. Các hoạt động trước đây của khách sạn lại tước bỏ ước muốn ngủ say của loại khách này.

Xu hướng này càng rõ nét sau đại dịch. Một nghiên cứu xuất bản trên Journal of Clinical Sleep Medicine (Tạp chí Y học Giấc ngủ Lâm sàng) phát hiện 40% trong số 2.500 người trưởng thành tham gia nghiên cứu cho biết chất lượng giấc ngủ của họ sút giảm hẳn kể từ khi đại dịch bùng phát. Bà Robbins cũng nhận xét hiện nay người ta chú ý đến giấc ngủ nhiều hơn bởi đại dịch làm nhiều người mất ngủ. Thiếu ngủ hay ngủ không sâu, không đủ giấc có thể gây ra lo âu, trầm cảm, chán nản, tâm trạng dao động và nhất là cảm giác mệt mỏi. Khách sạn nào giúp họ gột bỏ những vấn đề này, ắt hẳn sẽ đông khách.

Chẳng hạn một khách sạn ở London đã hợp tác với một chuyên gia tâm lý để cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho những khách bị mất ngủ, có hẳn một bàn riêng gọi là Sleep Concierge. Các dịch vụ này bao gồm nhạc giúp ngồi tĩnh tâm, dỗ giấc ngủ, nhiều loại gối đặc biệt cho khách thích nằm ngửa hay nằm nghiêng, cung cấp loại mền nặng, tức loại mền thường giúp ngủ say, một loại trà uống trước khi đi ngủ hay gối tẩm hương thơm.

Các chương trình hỗ trợ giấc ngủ các khách sạn đưa ra rất đa dạng, không có một khuôn mẫu chung. Chẳng hạn chuỗi khách sạn hạng sang Six Sense chào mời nhiều chương trình “cung cấp giấc ngủ” kéo dài từ ba đến bảy ngày hay hơn tại nhiều điểm, trong khi khách sạn Brown’s thuộc chuỗi Rocco Forte ở London vừa tung ra chương trình Forte Winks gồm hai đêm đặc biệt với nhiều công cụ hỗ trợ cho khách những “giấc ngủ thanh bình”.

Thế nhưng cũng có nhiều người thắc mắc các chương trình hỗ trợ giấc ngủ ngắn hạn có thật sự giúp ích gì không đến chuyện ngủ dài ngày của khách sau khi đi “du lịch ngủ” về? CNN trích lời bà Robbins cho rằng các chương trình tập trung vào chuyện ngủ ngon cung cấp cho khách các công cụ giúp họ cải thiện giấc ngủ và từ đó, giúp khách biết sau này họ cần gì để tìm lại giấc ngủ ngon.

Thậm chí, theo bà, những khách tham gia chương trình nhưng không thấy tiến triển gì cũng phát hiện được nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ rồi từ đó mới có hướng để điều trị. Vì thế bà cho rằng các khách sạn tổ chức các chương trình hỗ trợ giấc ngủ cho khách cần phải hợp tác với các chuyên gia sức khỏe hay các nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan để thật sự tư vấn hiệu quả cho khách.

Như khách sạn Mandarin Oriental ở Geneva ký hợp đồng hợp tác với CENAS, một phòng khám chuyên điều trị rối loạn giấc ngủ tại Thụy Sỹ, để chào mời một chương trình gồm ba ngày để nghiên cứu thói quen ngủ của khách rồi từ đó mới xác định được các vấn đề gây mất ngủ cần giải quyết.

Hiện nay đa số các chương trình dỗ giấc ngủ cho khách chỉ được chào mời tại các khách sạn hạng sang, nhưng bà Robbins tin rằng xu hướng này sẽ mở rộng ra các khách sạn và khu nghỉ dưỡng thuộc nhiều đẳng cấp, thuộc nhiều giá tiền khác nhau. Trong lĩnh vực này vẫn còn chỗ cho các ý tưởng, tính sáng tạo và khách sạn nào đi tiên phong sẽ gặt hái được thành quả với chi phí thấp nhất.

Thư Kỳ

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Thiết kế lịch trình bằng AI, ngắm sao trời là xu...

0
(SGTT) - Báo cáo Dự đoán Xu hướng Du lịch thường niên của nền tảng trực tuyến Booking.com chỉ ra rằng, thay vì chỉ...

Đà Lạt lọt vào danh sách điểm đến tiết kiệm ở...

0
Nền tảng du lịch Agoda vừa công bố danh sách các điểm đến du lịch cuối năm tiết kiệm, mang đến nhiều lựa chọn...

Việt Nam lọt top 20 điểm đến được du khách...

0
Mới đây, tạp chí du lịch Condé Nast Traveler đã công bố giải thưởng Readers’ Choice Awards 2024. Theo đó, Việt Nam nằm...

Gần 70% gen Z Việt Nam dùng mạng xã hội tìm...

0
Theo khảo sát của Booking.com vừa công bố, có 69% bạn trẻ Việt Nam sử dụng các nền tảng như Instagram, Tiktok, Facebook hay...

10 thành phố vừa làm việc, vừa nghỉ dưỡng lý tưởng...

0
Thủ đô Budapest của Hungary đứng đầu danh sách các thành phố tốt nhất thế giới để làm việc và nghỉ dưỡng, theo kết...

Du lịch ‘trốn nóng’ lên ngôi

0
(SGTT) -  Sự khắc nghiệt thời tiết tạo ra một xu hướng mới trong ngành du lịch, đó là những điểm đến có khí...

Kết nối