Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024

Đợt dịch thứ tư, các đầu bếp đang xoay sở ra sao?

(SGTT) - “Căng thẳng”, “phức tạp” là những cụm từ mà rất nhiều đầu bếp dùng để nói về đợt dịch lần thứ 4 này. Một lần nữa tất cả các đầu bếp lại đau đầu bài toán làm sao để "sống" qua mùa dịch.

Bắt đầu từ 18:00 giờ ngày 7-5, các trung tâm nhà hàng tiệc cưới, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình buffet trên địa bàn TPHCM đã tạm dừng hoạt động, đồng thời, các sự kiện, hoạt động tập trung trên 30 người ở nơi công cộng cũng bị cấm theo quyết định của UBND thành phố.

Theo đó, nhiều nhà hàng tiệc cưới, khách sạn tại TPHCM đã bị tạm ngưng hoạt động, một số quán ăn cũng điều chỉnh quy mô hoạt động. Điều này tác động không nhỏ đến công việc của các đầu bếp. Bên cạnh việc giảm số lượng các sự kiện ẩm thực, các cuộc thi nấu ăn… những đầu bếp có kinh nghiệm lâu năm, đã đứng lớp giảng dạy cũng chịu tác động lớn trong đợt dịch Covi-19 lần này.

“Nhà hàng tôi làm hiện đang giới hạn lại số lượng khách hàng chỉ còn dưới 30 người để đảm bảo giãn cách. Bên cạnh đi làm, tôi cũng có nhận dạy thêm một vài lớp học nấu ăn. Mỗi lớp tôi dạy thường từ 10-15 học viên, giờ chỉ còn 3-5 học viên mỗi lớp, thu nhập cũng vì vậy mà giảm theo, hiện tại chỉ bằng 60% khi chưa có dịch”, đầu bếp Vũ Nguyên, bếp trưởng nhà hàng 79 (quận 2, TPHCM) chia sẻ.

Bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là khó khăn chung mà tất cả mọi người gặp phải, trong đó có giới đầu bếp. Tuy nhiên, nhờ kinh nghiệm đúc kết qua 3 lần bùng dịch trước, các đầu bếp đã chuẩn bị sẵn tâm lý và phương án tối ưu để hoạt động trong mùa dịch.

Trao dồi thêm kinh nghiệm, sáng tạo món ăn

Trước tình hình dịch bệnh, anh Vũ Nguyên đã dành quỹ thời gian rảnh của mình để trau dồi kiến thức ẩm thực qua sách, báo, YouTube hoặc từ các đầu bếp có kinh nghiệm, các đồng nghiệp khác, đồng thời tự rèn luyện tay nghề nấu nướng, chế biến món ăn tại nhà của mình.

Đầu bếp Vũ Nguyên chế biến món ăn. Ảnh: Vũ Nguyên

Bên cạnh nâng cao tay nghề thì sức khỏe cũng là điều đáng được quan tâm trong mùa dịch. Vì vậy, đầu bếp David Long, Phó chủ tịch Hiệp hội siêu đầu bếp Quốc tế tại Việt Nam, trưởng phòng đào tạo trường Pro Chef, cho biết, trong thời gian nghỉ dịch, anh đã nghiên cứu ra món mới, đó chính là “bò kho tỏi đen”

“Với nguyên liệu tỏi đen, ngoài chức năng chống mệt mỏi, tốt cho giấc ngủ, chống oxi hóa… món ăn này còn giúp sản sinh ra kháng thể cho cơ thể. Vào mùa Covid-19 này, tôi cảm thấy món ăn này thật sự cần thiết và hữu dụng nên mới tạo ra nó”, anh Long chia sẻ. Món ăn này dự kiến sẽ được ra mắt vào tuần sau tại The Coffee Lab (quận 1, TPHCM).

Đầu bếp David Long. Ảnh: NVCC

Tận dụng thời điểm ngưng hoạt động, các nhà hàng sẽ tranh thủ thay đổi, làm mới thực đơn để kinh doanh sau dịch. Nhờ đó mà những đầu bếp chuyên đi set up menu như đầu bếp Trần Quang Thịnh, bếp trưởng nhà hàng Salt Dinning cũng bớt lao đao.

“Từ khi bắt đầu nghỉ dịch đến giờ, tôi đã nhận “tân trang menu” cho 3-4 nhà hàng, ngoài ra, tôi còn nhận dạy thêm các món phở, bún, mì cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Từ khi nhà hàng đóng cửa, các lớp học của tôi cũng bị ngưng hoàn toàn, chính những công việc trên đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc trang trải chi phí”.

Ảnh: Đầu bếp Trần Quang Thịnh

Chia sẻ kinh nghiệm nấu ăn

Để tránh tập trung đông người, tất cả mọi công việc đều cố gắng “online hóa”, và ngay cả việc dạy học, chia sẻ kinh nghiệm cũng vậy. Vì vậy, Đầu bếp Phạm Đông, chuyên cắt tỉa, trang trí món ăn đã lập một tài khoản cá nhân trên YouTube và Tiktok.

“Mình tận dụng ưu điểm của truyền thông, của công nghệ để đưa bộ môn cắt tỉa tiếp cận nhiều hơn với những người nội trợ và những bạn đầu bếp ở xa. Thường một ngày mình sẽ sắp xếp đăng ít nhất 2 bài để chia sẻ về những kinh nghiệm và phương pháp cắt tỉa, trang trí món ăn ”.

Những bạn có đam mê cắt tỉa, trang trí món ăn đang thực hành trong lớp của đầu bếp Phạm Đông. Ảnh: Phạm Đông

Tương tự như việc làm tạo kênh riêng chia sẻ kinh nghiệm của anh Đông, đầu bếp Thông Nguyễn, với kinh nghiệm nhiều năm đi dạy ở trung tâm, đã mở thêm các lớp học online.

Vốn dĩ lớp học online này đã có từ hơn hai năm trước, nhưng vì thời điểm dịch bệnh, nên thời gian gần đây, anh mới đẩy mạnh mảng dạy online, cụ thể một tuần anh có từ 2-3 buổi thay vì một buổi như trước kia. Các món ăn cũng trở nên đa dạng hơn, lúc trước, anh chỉ dạy những món học viên yêu cầu, nhưng hiện tại, anh Thông đã tự nghĩ ra các chuyên đề để dạy như chuyên đề món Bắc, Trung, Nam, món trên bàn tiệc hay món ăn gia đình, các món lẩu…

“Ban đầu mình sẽ tự quay, tự làm, hoặc đôi lúc gửi công thức và cách làm lên cho học viên làm theo thôi, nhưng sau này khi mở rộng thêm lớp, mình nghĩ mình cần đầu tư hơn nên đã nhờ thêm nhiều người quay phụ để đa dạng các góc phim, đồng thời nếu học viên có nhu cầu, mình sẽ gọi trực tiếp video để hướng dẫn từng công đoạn thực hiện cho học viên”, đầu bếp Thông Nguyễn chia sẻ.

Đầu bếp Thông Nguyễn và học viên đang đứng ghi hình quy trình nấu ăn. Ảnh: Thông Nguyễn

Ngoài ra, để thích ứng với mùa dịch và không tập trung đông, đầu bếp Kelvin Nhanh và các đồng nghiệp lần đầu tiên đã mở ra lớp học tại gia, với quy mô không quá 5 người.

Lớp học của anh Nhanh tận dụng chính gian bếp của mình để làm nơi hướng dẫn, điều này cũng tạo nên cảm giác thân thiện, gần gũi cho các học viên khi bắt tay vào chế biến. Đồng thời, vì học tại nhà, nên lớp học không bị giới hạn về mặt thời gian, hơn nữa lại giới hạn số lượng học viên, nên việc tiếp thu kiến thức và tương tác giữa đầu bếp và học viên dễ dàng và sâu sát hơn, nâng cao hiệu quả buổi học

“Mình cảm thấy điểm khó khăn ở lớp học này là do vị trí nhà mình khá xa trung tâm, nên di chuyển hơi bất tiện, thêm nữa là do mình chưa đẩy mạnh việc quảng bá trên mạng xã hội cũng như giới thiệu nhiều về lớp học nhiều về lớp học nên ít có người biết đến”, anh Kelvin Nhanh tâm sự.

Lớp học thường được tổ chức vào thứ Tư và thứ Sáu hằng tuần tại địa chỉ 57E/13 đường 18B, Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TPHCM. Ảnh: Phùng My

Dưới đây là một buổi học tại nhà của đầu bếp Kelvin Nhanh.

Phùng My

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mới lạ tô súp cua cô Bông tại chợ Thiếc, gần...

0
(SGTT) - Tọa lạc trong khu chợ Thiếc, quận 11, quầy súp cô Bông đến nay đã hơn 20 năm phục vụ thực khách...

Nở rộ xu hướng thuê mua áo dài gia đình, hội...

0
(SGTT) - Cận Tết, thay vì lựa chọn chụp ảnh chân dung mang tính cá nhân hoá như mọi năm, năm nay nhiều bạn...

Doanh nghiệp xây dựng dân dụng tất bật mùa cuối năm

0
(SGTT) - Thời điểm cuối năm, các công ty xây dựng dân dụng đang trong "cuộc đua" nước rút để hoàn thành hàng loạt...

Bếp trưởng B.O.M Catering bày cách làm steak, lúc lắc từ...

0
(SGTT) – Chọn thịt bò cẩm thạch Okachi với chất lượng thịt mềm, vân mỡ đẹp mắt, anh Nguyễn Quốc Trường, Bếp trưởng B.O.M...

Ý nghĩa phong tục thả đèn nước Lôi Protip của đồng...

0
(SGTT) - Lễ hội Lôi Protip hay lễ hội thả đèn nước là một nghi lễ của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng, thường...

Chống ngập đồng bộ cho TPHCM ra sao?

0
(SGTT) - TPHCM hiện đang tháo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng, công trình này chỉ còn khoảng 10%...

Kết nối