Thứ sáu, Tháng tư 11, 2025

Đau lưng mà không phải đau lưng

Rất nhiều bệnh nhân cảm thấy đau sau lưng lan xuống chân và đã được chẩn đoán là thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh tọa nhưng khi khám thì lại thấy không phải như vậy. Đó là tình trạng đau khớp cùng chậu – một chứng đau cũng khá phổ biến nhưng lại hay bị chẩn đoán nhầm với thoát vị đĩa đệm.

Chịu khó để ý đến cơn đau

Về triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân bị đau khớp cùng chậu khi chuyển tư thế ngồi hay nằm sang đứng mà nguyên nhân là làm tăng lực tác dụng lên dây chằng của khớp cùng chậu. Bệnh nhân than đau vùng lưng nhưng không nằm chính giữa lưng mà lệch sang hai bên vùng khớp cùng chậu đó là vùng khi chúng ta đứng có vết lõm ở sau lưng. Cơn đau lan từ vùng khớp cùng chậu ra đến vùng mông và lan xuống mặt sau đùi nhưng không bao giờ quá vùng gối.

Cơn đau của viêm khớp cùng chậu (vùng màu đỏ là vùng bệnh nhân có cảm giác đau).

Đau là điểm khác biệt với chèn ép thần kinh tọa nếu bác sĩ chịu khó hỏi kỹ bệnh nhân và nếu bệnh nhân chịu khó để ý đến cơn đau của mình thay vì quy kết quá sớm cho dấu hiệu đau của thần kinh tọa là lan xuống vùng cẳng chân và bàn chân. Khi hoạt động, đứng lâu, khom lưng hay đi lại nhiều gây đau, cơn đau giảm bớt khi nằm nghỉ.

Bệnh nhân đôi khi bị co thắt cơ vùng lưng gây hạn chế vận động cột sống lại khiến nhiều người bị chẩn đoán lầm. Nếu cho bệnh nhân ngồi vận động cột sống sẽ cải thiện hơn nhờ khi ngồi nhóm cơ phía sau đùi được thư giãn. Khi khám bác sĩ dùng tay ép hai bên cánh chậu sẽ gây đau vùng khớp cùng chậu. Cơn đau giảm đi khi chườm nóng.

Triệu chứng hình ảnh học

Khi chụp x quang khớp cùng chậu sẽ thấy các thương tổn khớp cùng chậu như thoái hóa khớp, dính khớp hay hủy mặt khớp. MRI và chụp khảo sát đồng vị phóng xạ cho biết tình trạng viêm nhiễm, hủy xương hay các dấu hiện khác.

Hình X-quang viêm khớp cùng chậu.

Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định các xét nghiệm khác, bao gồm công thức máu, tốc độ máu lắng, Protein viêm, kháng thể kháng nhân, thử gen HLA-B 27. Những xét nghiệm này giúp chẩn đoán các bệnh toàn thân mà có biểu hiện ở khớp cùng chậu.

Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh đau khớp cùng chậu có thể do thoái hóa khớp. Đây là nguyên nhân hay gặp nhất, kế đến là viêm khớp dạng thấp, viêm khớp sau chấn thương. Những nguyên nhân ít gặp bao gồm bệnh mạch máu collagen như viêm cột sống dính khớp, nhiễm trùng.

Việc điều trị bao gồm chế độ thuốc kháng viêm giảm đau, giảm đau, tập vật lí trị liệu. Chích vào khớp cùng chậu là giải pháp sau cùng nếu các biện pháp trên không giảm. Tuy nhiên việc chích thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hay chấn thương chỉnh hình thực hiện.

Các biện pháp điều trị bằng sóng vật lý như laser có cường độ cao giúp giảm đau nhanh và hiệu quả.

BS. Tăng Hà Nam Anh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế ‘báo...

0
Dịch bệnh sởi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số địa phương vẫn ghi nhận số ca mắc cao. Thủ tướng Chính...

Sự thật về tế bào mỡ: Hiểu đúng để kiểm soát...

0
(SGTT) - Tế bào mỡ không chỉ đơn thuần là nơi lưu trữ chất béo mà còn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế...

Vai trò của cơ mông đối với sức khỏe và vận...

0
(SGTT) - Cơ mông không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn đóng vai trò quan trọng trong ổn định khung xương, tư...

4 bài tập tại nhà giúp cải thiện tình trạng cổ...

0
(SGTT) - Được coi là căn bệnh của “người hiện đại”, hội chứng gù cổ (cervical kyphosis), hay còn gọi là hội chứng cổ...

Làm gì để không gặp biến chứng khi lỡ ‘lơ là’...

0
(SGTT) - Theo ghi nhận từ khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nội tiết Trung ương), trong những ngày nghỉ Tết Ất Tỵ đã có...

Lợi ích sức khỏe và những điều cần lưu ý khi...

0
(SGTT) - Kombucha là một loại trà lên men từ trà đen hoặc trà xanh, có hương vị chua nhẹ và chứa nhiều khí...

Kết nối