Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024

Chuyến bay của VNA bị đe dọa vẫn không cần áp dụng các biện pháp an ninh

Chuyến bay VN5311 của VNA cất cánh từ sân bay Narita (Nhật Bản) hôm 5-1, dù bị đe dọa bắn hạ nhưng đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài cuối giờ chiều cùng ngày.
Tin từ Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết, sau hai giờ đáp xuống sân bay Fukuoka (Nhật Bản), VN5311 đã không áp dụng các biện pháp an ninh mà tiếp tục bay về Hà Nội. Câu hỏi đặt ra là khi đã bị đe dọa trên bầu trời quốc tế, liên quan đến an nguy của gần 150 người trên chuyến bay, tại sao lại có các quyết định này?
Tất cả các hãng hàng không tại Việt Nam đều có Chương trình ứng phó khẩn nguy được kiểm soát nghiêm ngặt. Ảnh minh họa: VNA

Tóm tắt lại vụ việc được Cục HKVN công bố như sau, khi chuyến bay VN 5311 bay được khoảng 40 phút và chuẩn bị bay qua Vịnh Tokyo thì chi nhánh Vietnam Airlines (VNA) tại Nhật nhận được điện thoại từ một đối tượng nam, xưng là người Mỹ, nói tiếng Nhật và yêu cầu VN5311 quay lại Narita, nếu không sẽ bị bắn hạ khi bay qua Vịnh Tokyo.

Sau khi VNA báo cáo đầy đủ thông tin cho Chính phủ hai bên và các cơ quan quản lý Việt Nam, Nhật Bản, chuyến bay chỉ hạ cánh xuống Fukuoka khoảng hai giờ để các nhà chức trách và cảnh sát sân bay lên máy bay kiểm tra, phỏng vấn tổ bay và hành khách, nhưng không áp dụng các biện pháp an ninh. Sau đó chuyến bay tiếp tục cất cánh, bay về Hà Nội an toàn.

Theo thông tin mà KTSG Online có được, Ủy ban khẩn nguy và tiểu ban chỉ đạo chống khủng bố của VNA cũng đã họp gấp cùng cơ quan chức năng Bộ Công an và các cơ quan cấp cao để đánh giá và có biện pháp ứng phó thích hợp.

Tại Việt Nam, các hãng hàng không đều phải xây dựng Chương trình an ninh hàng không riêng. Các tình huống an ninh đều phải được bao quát trong đó như quy trình xử lý trong trường hợp bị dọa đánh bom hay các trường hợp khác. Cục HKVN là cơ quan phê duyệt chương trình an ninh hàng không hàng năm và điều chỉnh trong trường hợp có bất cứ sự thay đổi nào trong dây chuyền ứng phó an toàn.

Đối với trường hợp chuyến bay VN5311 cũng như các chuyến bay khác, khi nhận được bất cứ thông tin đe dọa nào, các bên chịu trách nhiệm đều phải đánh giá rủi ro trước khi kích hoạt quy trình xử lý.

Dựa trên đánh giá mức độ tình hình thực tế, chuyến bay VN5311 hôm 5-1 chưa cần kích hoạt tình huống khẩn nguy. Theo tin của KTSG Online, khi phi công chuyến bay nhận được thông tin trên đường bay đến Osaka, đã bay qua Fukuoka, nếu xử lý ngay vẫn có thể tiếp tục bay về nhưng VNA đã quyết định cho máy bay quay đầu, hạ cánh xuống sân bay Fukuoka.

Tại đây, nhà chức trách Nhật Bản đã để cho hãng bay chủ động xử lý, làm theo đúng quy trình xử lý sự cố của hãng, chứ không áp dụng biện pháp gì đặc biệt. Chuyến bay chỉ cho hành khách xuống, trả lời các câu hỏi của nhà chức trách, tiếp dầu máy bay rồi đưa khách tiếp tục bay về Việt Nam.

Việc ứng phó với sự cố, khẩn nguy và các tình huống đe dọa an toàn, uy hiếp bay… là việc “cơm bữa” của các Hãng hàng không trên thế giới, tùy mức độ khác nhau.

Theo Cục HKVN, định kỳ hàng năm, các hãng hàng không phải đánh giá lại Chương trình an ninh hàng không để kịp thời sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết. Chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không chỉ cần một thay đổi nhỏ trong dây chuyền đều phải phê duyệt lại và Cục HKVN cũng vừa phê duyệt hàng loạt Chương trình an ninh hàng không cho các cảng hàng không quốc tế, các hãng bay.

Đơn cử, sân bay Vân Đồn phải cung cấp hàng loạt thông tin, thông số… theo Chương trình an ninh hàng không. Cụ thể, cung cấp các số liệu về hạ tầng, lưu lượng hành khách, công suất khai thác, danh sách các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, danh sách các hãng hàng không hoạt động tại cảng… Định kỳ 6 tháng, các cảng phải đánh giá tính hiệu quả của Chương trình an ninh hàng không và báo cáo Cục HKVN.

Trong trường hợp đột xuất, nếu có thay đổi điều kiện khai thác, tăng, giảm lưu lượng hành khách và các thay đổi khác ảnh hưởng đến phương án kiểm soát an ninh hàng không, các cảng phải đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Lan Nhi

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đề xuất đầu tư đường băng số 2 và san nền...

0
(SGTT) -  Đường băng số 2 có giá trị đầu tư hơn 3.455 tỉ đồng do ACV làm chủ đầu tư, sử dụng vốn...

Giá vé máy bay trong nước giảm mạnh

0
(SGTT) - Sau thời gian cao điểm mùa Hè, giá vé máy bay trong nước đã có sự điều chỉnh giảm nhẹ, dao động...

ACV muốn sớm xây dựng đường băng số 2 của sân...

0
(SGTT) - Theo chủ đầu tư ACV, với công suất 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, việc có hai đường băng...

Thiếu máy bay mới làm chậm lộ trình Net-Zero của ngành...

0
(SGTT) - Các vấn đề dai dẳng gồm thiếu máy bay, gián đoạn chuỗi cung ứng, áp lực khử carbon sẽ là tâm điểm...

Dù tăng chuyến nhưng vé máy bay Tết vẫn khan hiếm,...

0
(SGTT) - Dù các hãng bay đã tăng ghế cung ứng, tăng cường bay đêm nhưng giá vé Tết Nguyên đán 2024 vẫn ở...

Hàng không tiếp tục tăng hơn 66.200 ghế phục vụ cao...

0
(SGTT) - Vietnam Airlines Group gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO tiếp tục tăng hơn 66.200 ghế, tương đương hơn 310 chuyến bay...

Kết nối