(SGTT) – Một trưa cuối tuần lại đến, nồi lẩu cuối tuần hôm nay có sự đặc sắc từ phần thịt nhúng cho đến nước lẩu. Theo đó, món ăn có tên gọi chung là lẩu gầu bò.
- Nồi lẩu cuối tuần đa dạng thức ăn kèm bởi kiểu cháo kết hợp thập cẩm
- Nồi lẩu cuối tuần thơm lừng cùng thịt lươn, hoa chuối
Thực tế, lẩu bò là món ăn truyền thống của người Việt với kiểu nấu nước dùng từ xương bò, thịt có nạm, gân, viên, các loại lòng bò ăn kèm. Tuy nhiên, lẩu bò ngày nay không dừng ở như vậy mà đặc sắc hơn bởi sự đa dạng nước lẩu cũng như gầu bò.
Theo các chuyên trang ẩm thực, gầu bò là phần thịt nằm gần ức, kéo dài từ ngực đến dưới cổ bò. Chính nhờ đặc tính này mà gầu bò có vị dai nhẹ, chia thành hai loại: gầu giòn cũng như gầu mềm. Phần mỡ nằm xen kẽ thịt nạm là yếu tố để nhận diện một miếng gầu bò.
Hiện thị trường thực phẩm ngoài gầu bò trong nước bán tươi sống tại các chợ còn có loại nhập khẩu từ Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản. Đầu bếp nhận định, độ tươi bò trong nước hơn, còn vị thơm bò nhập khẩu chiếm ưu thế bởi chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng.
Về nước lẩu, hiện các quán ăn, nhà hàng có rất nhiều vị lẩu nhưng có thể gom lại ở hai điểm chung: thanh ngọt hoặc chua cay. Nhóm thanh ngọt có lẩu nấm, lẩu trường thọ; nhóm chua cay có lẩu kim chi, Tứ Xuyên. Tùy vào sở thích của mọi người mà có thể gọi nhiều vị nước lẩu bởi nhà hàng hiện có nồi lẩu nhiều ngăn tiện dụng.
Hai yếu tố còn lại cuối cùng là rau và sợi bánh ăn kèm. Nhóm rau củ có một số loại như xà lách son, cải thảo, rau muống, mồng tơi, cải ngọt, bẹ xanh… Nhóm sợi bánh có mì gói, mì trứng, bún, phở, miến, hủ tiếu, cơm…
Bữa trưa cuối tuần gần đến, mọi người có thể thưởng thức món ăn này ở tại các nhà hàng sau đây. Giá phần lẩu dao động từ 350.000 – 600.000 đồng. Nước uống gợi ý là các món trà giải nhiệt, thanh mát.