Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Càng nhiều stress, càng dễ bị bệnh tim mạch

BÁC SĨ NGUYỄN TIẾN ĐỨC (*) -

Bệnh tim mạch trở thành căn bệnh của thời đại công nghiệp khi mà con người ngày càng bị stress nhiều hơn, môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng, cuộc sống vội vã với thói quen ăn nhanh uống nhanh đã làm cho nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch ngày càng cao.

Bệnh tim mạch và stress

epilepsy_2Từ những năm 1950, nghiên cứu y khoa của Freidman đã cho thấy những căng thẳng nghề nghiệp gây ra bệnh mạch vành ở nam giới cao hơn so với những người khỏe mạnh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy stress là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Thật vậy, vai trò của stress tác động đến con người làm gia tăng bệnh tim mạch thông qua hai cơ chế.

  • Cơ chế tác động trực tiếp: khi bị stress, cơ thể của chúng ta sẽ giải phóng một hoóc môn (được gọi là epinephrine). Chính hoóc môn này sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng kết dính tiểu cầu, và tăng lắng đọng mỡ độc (LDL-C) lên thành mạch máu gây ra xơ vữa động mạch. Hệ quả là làm cản trở cho việc lưu thông của máu qua mạch máu quan trọng, trong đó có mạch vành (mạch máu nuôi tim), mạch máu não, nên bệnh nhân dễ bị cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Cơ chế tác động gián tiếp: nhiều người thường tìm nhiều cách đối phó với stress bằng uống bia rượu, hút thuốc lá, ăn nhiều, ngủ nhiều, hạn chế vận động… Chính những yếu tố này sẽ thúc đẩy nguy cơ bệnh tim mạch tăng lên.

Ô nhiễm môi trường

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn làm suy yếu chức năng tim và mạch máu, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim hoặc tử vong.

Các nhà máy thải khí thải, khói xe thải vào không khí các chất rất độc như điôxít nitơ (NO2), ozone (O3), điôxít sunfua (SO2) và một số chất khác. Những chất độc này chia làm hai nhóm: nhóm có đường kính lớn hơn 2,5 μm (micrômét, 1 m = 1.000.000 μm) và nhóm có đường kính nhỏ hơn 2,5 μm. Chính những nhóm nhỏ hơn 2,5 μm lơ lửng trong không khí sẽ vào đường hô hấp của cơ thể gây phản ứng toàn thân chứ không chỉ ở phổi.

Khi đề cập đến ô nhiễm không khí, người ta thường nghĩ đến tác hại của nó tới phổi nhưng trên thực tế những tác động này lại là nguyên nhân tử vong bệnh tim mạch nhiều hơn. Hiệp hội Tim mạch Mỹ kết luận rằng sống 16 năm trong môi trường có hạt bụi nhỏ dưới 2,5 μm thì tỷ lệ tử vong ở người bình thường là 4% nhưng là 6% đối với người có bệnh lý tim mạch.

Để lý giải vấn đề này, các nhà nghiên cứu sinh lý bệnh cho thấy có ba cơ chế tác động của chất ô nhiễm không khí lên bệnh tim mạch là: giảm tính đàn hồi, gây co mạch máu làm giảm sự lưu thông qua lòng mạch, rối loạn đông máu tạo cục máu đông (huyết khối) và kích hoạt hệ thống viêm toàn thân hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Cả ba cơ chế trên thúc đẩy quá trình tắc mạch gây ra bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…

Thừa calo và tim mạch

Cùng với sự phát triển của công nghiệp là sự bùng nổ của thức ăn nhanh, là tác nhân làm thay đổi thói quen ăn uống của con người. Ngày nay người ta thích chọn thức ăn nhanh vì tính tiện lợi, nhanh, gọn nhẹ, có thể no bụng trong thời gian ngắn nhất. Các loại đồ ăn nhanh đa phần dư thừa calo, chứa nhiều chất béo, muối, carbohydrate tinh chế… Do đó, ăn quá nhiều đồ ăn nhanh sẽ dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên ở những người bị béo phì, thừa cân. Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Thường xuyên tiêu thụ chất béo bão hòa làm tăng nồng độ cholesterol trong máu – một nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch và đột quỵ.

Một chế độ ăn hợp lý và cân đối, chẳng những có tác động trực tiếp làm giảm các thói quen ăn uống phản khoa học mà còn gián tiếp giúp kiểm soát cân nặng, phòng tránh béo phì, rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp. Từ đó làm giảm các yếu tố bất lợi cho trái tim.

Do đó đừng để bệnh rồi mới chữa trị, nên bảo vệ sức khỏe của bản thân, phòng bệnh ngay từ lúc này để tránh xa những bệnh nguy hiểm nhất. Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, hạn chế nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, bạn nên tránh stress, hạn chế ăn thức ăn nhanh và tự bảo vệ bản thân khỏi những tác động ô nhiễm của môi trường. Thay vào đó nên sống điều độ, chế độ ăn uống hợp lý, tiêu thụ trái cây và rau quả, kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên và thăm khám sức khỏe định kỳ. Một tinh thần sảng khoái giúp bạn giảm nguy cơ cao nhất mắc bệnh tim mạch.

(*) Chuyên khoa Tim mạch Bệnh viện Nhân dân 115.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bộ Y tế đưa ra 5 tiêu chuẩn đánh giá chất...

0
(SGTT) - Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 35/2024/TT-BYT quy định tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện. Trong...

Bệnh viện TPHCM gặp khó trong mua sắm thuốc, thiết bị...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, các cơ sở y tế không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế...

Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ mở trung tâm thẩm...

0
(SGTT) – Sáng 31-5, nhân kỷ niệm 2 năm thành lập, bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ đã khai trương Trung tâm thẩm...

Dịch vụ tư vấn, khám bệnh online: cẩn trọng không thừa

0
(SGTT) - Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, hình thức tư vấn khám, chữa bệnh trực tuyến (online) đang trở thành...

Giá khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới tăng ra...

0
(SGTT) – Sau hơn 4 tháng áp dụng mức lương cơ sở mới, viện phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã được...

TPHCM: Bệnh viện chấn thương chỉnh hình xuống cấp nghiêm trọng,...

0
(SGTT) - Theo báo cáo của đại diện Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM vào đầu tháng 11, hiện bệnh viện này bị...

Kết nối