Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024

Bùa ngải trên trang web bán hàng thương mại điện tử

(SGTT) - Các cổng thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo… giờ không còn xa lạ với nhiều người tiêu dùng. Hàng hóa đa dạng và rất nhiều đúng là tạo ra một sức hút lớn đối với người tiêu dùng nhưng lại khó cho nhà quản lý trong việc theo dõi và kiểm tra các mặt hàng được bày bán trên các trang web này. Bất chấp những quy định ràng buộc về hàng được bán và không được bán của Nhà nước, các mặt hàng cấm, hàng giả vẫn được chào bán một cách công khai.

Bùa chú được rao bán tràn lan trên một trang thương mại điện tử.

Theo tôi thấy, mặt hàng được bán phổ biến nhất hiện nay là máy phá sóng, máy nghe trộm từ xa, thiết bị nghe trộm ngụy trang dưới đủ hình dạng khác nhau (đều là mặt hàng cấm). Chỉ cần vào trang tìm kiếm Google tìm kiếm cụm từ “thiết bị nghe lén”, “thiết bị phá sóng điện thoại”, “camera quay trộm”... lập tức hiện ra hàng triệu kết quả. Những trang web này tự do đăng tin rao bản sản phẩm của mình với những địa chỉ và số điện thoại cụ thể để thực hiện các giao dịch.

Tương tự, bùa ngải đậm màu sắc mê tín dị đoan cũng được rao bán với đủ các chủng loại từ bùa yêu, bùa trừ tà, bùa tài lộc… của người dân tộc thiểu số ở trong nước cho đến các loại nhập khẩu từ Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ…

Các mặt hàng lên cổng thương mại điện tử này cũng chạy những con đường web dích dắc khác, như các diễn đàn, những trang web của các công ty giao dịch, quảng cáo trên các trang tin tổng hợp… để được xuất hiện trước mắt những người lướt web dù họ có muốn xem hay không.

Việc kinh doanh hàng cấm, hàng lậu là phạm pháp và hiện nay có rất nhiều văn bản luật để xử lý vấn đề này. Vậy mà các mặt hàng cấm như nói trên vẫn tràn lan trên mạng, trong khi những trường hợp bị xử phạt do bán hàng cấm, hàng giả được nêu tên còn quá ít.

Nhiều người trong ngành cho hay do những mặt hàng kinh doanh trên mạng thường không có sẵn trong kho hoặc tại các cửa hàng có rao bán loại hàng này. Chỉ khi có người đặt hàng thì cửa hàng đó mới lấy hàng tại các nơi khác về giao. Do đó nhiều khi kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh này khó có thể tìm được chứng cứ, thậm chí có khi kiểm tra thì không tồn tại do sự thay đổi thường xuyên về số điện thoại hay địa chỉ kinh doanh.

Tôi nghĩ rằng, ngoài câu chuyện về nhiều kẽ hở trong quản lý kinh doanh trên Internet đang được điều chỉnh, cơ quan quản lý nhà nước hay tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nên có thông tin về những nhà cung ứng hàng giả, hàng cấm vì họ cũng cần được biết rõ quyền lợi, trách nhiệm của họ trong việc mua bán hàng cấm, hàng giả này.

Văn Thi Hoàng (Quảng Nam)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Một nhà bán hàng B2B Việt được Alibaba.com tôn vinh

0
(SGTT) - Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà...

Vì sao độ nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP vẫn...

0
(SGTT) - Các sàn thương mại điện tử đang hỗ trợ người bán sản phẩm OCOP đẩy mạnh bán nông sản, cộng thêm vào...

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Nhà sản xuất nhỏ ‘liêu xiêu’ trước làn sóng hàng giá...

0
(SGTT) - Các cơ sở gia công sản xuất tiêu dùng trong nước ngày càng bị đuối sức và “thoi thóp” trước làn sóng...

Kết nối