Thứ Bảy, Tháng 7 26, 2025

“Bếp trên mây” – Mô hình giúp giảm chi phí, giảm thời gian giao hàng

(SGTTO) - Gần đây, mô hình bếp trên mây (Cloud Kitchen) nổi lên do nhu cầu đặt thức ăn qua ứng dụng của người dùng tăng cao cũng như là giải pháp giúp giảm bớt khó khăn cho các nhà hàng truyền thống sau đợt dịch Covid-19.

Bếp trên mây là một không gian làm việc chung cho các nhà hàng, quán ăn. Một nhà đầu tư xây toàn bộ khu vực bếp có đầy đủ thiết bị cơ bản để cho thuê. Mỗi gian bếp sẽ được chủ động trong việc chọn nguyên liệu, cách thức chế biến món ăn và được trang bị hệ thống thông báo đơn hàng riêng. Vai trò của người quản lý bếp trên mây là nhận đơn hàng, thông báo đến các gian bếp chế biến thức ăn, vận chuyển sản phẩm và giao cho khách.

Trên thế giới, mô hình bếp trên mây còn được gọi là bếp ảo đang phát triển rất mạnh. Mô hình này tối thiểu hoá sự hiện diện ở mặt vật lý, tối đa hiện diện qua kênh trực tuyến, tập trung vào phần giao hàng cho khách qua ứng dụng giao hàng của chủ bếp.

Chef Station là một điển hình cho mô hình "Bếp trên mây" tại TPHCM. Đây là không gian làm việc tập trung của các thương hiệu ngành ẩm thực đã được chọn lọc như: bánh canh bột gạo Hai Nhiên, cơm tấm Cô Tấm Quán, Chops, CJ Foods. Khách hàng có thể chọn giao hàng thông qua các ứng dụng đặt thức ăn phổ biến như: Grab, Now-Food Delivery, Beamin... hoặc trực tiếp đến cửa hàng.

Nhân viên bếp Bánh canh bột gạo Hai Nhiên đang chuyển thức ăn qua đường thang máy chuyên dụng - Ảnh: Phùng My

Bếp trên mây tại Chef Station được vận hành theo cơ chế đó là các nhà hàng, quán ăn, thay vì phải thuê mặt bằng lớn và nhân viên phục vụ thì đăng ký bán hàng ở đây. Họ chỉ cần thuê bếp theo tháng với diện tích 15-25m2. Mỗi bếp có từ 2-5 nhân sự phục vụ cho hoạt động chế biến món ăn.

Mô hình bếp trên mây tại Chef Station quận Bình Thạnh, TPHCM - Ảnh: Phùng My
Máy tự động phát tín hiệu thông báo đơn hàng được trang bị tại các bếp - Ảnh: Phùng My

Anh Nguyễn Minh Trí, quản lý Chef Station, chia sẻ trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, mô hình bếp này giúp tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân sự từ 10-15%. Do vậy, giá thành sản phẩm giảm so với mặt bằng chung. Đồng thời, mô hình cũng đáp ứng yếu tố mới lạ, hiện đại, phù hợp xu hướng phát triển của thị trường.

Phương Mai - Phùng My

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng thử xôi mặn, xôi gà cải xá bấu vị...

0
(SGTT) - Mở bán hơn 40 năm ở trung tâm thành phố, quầy xôi của cô Thu là điểm đến quen thuộc của nhiều...

Bài toán tài chính khi chuyển đổi xe xăng sang điện

0
(KTSG Online) - TPHCM sẽ cần hơn 30.000 tỉ đồng để phát triển hệ sinh thái xe điện hai bánh trong giai đoạn 2025–2029....

Tài xế xe công nghệ băn khoăn trước lộ trình chuyển...

0
(SGTT) - TPHCM đặt mục tiêu chuyển đổi 400.000 xe máy chạy xăng sang xe máy điện, tập trung vào nhóm tài xế xe...

Tỷ giá sẽ đi về đâu sau tín hiệu thuế từ...

0
(SGTT) - Sau tín hiệu Mỹ sắp áp thuế mới, tỷ giá đô la Mỹ và tiền đồng đã vượt 26.200 đồng/đô la vào...

‘Xanh hóa’ giao thông: cần lộ trình dài hơi hơn là...

0
(SGTT) - Hà Nội, TPHCM đang thực hiện nhiều biện pháp hướng đến mục tiêu xanh hóa giao thông. Tuy nhiên, những kế hoạch...

Thử vị bánh canh ‘kiểu Huế’ ở phường Chợ Quán

0
(SGTT) - Bánh canh là món ăn sáng ưa thích của một số thực khách Sài thành. Tại một góc đường Trần Bình Trọng,...

Kết nối