(SGTT) - Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp khá phổ biến, thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Đáng nói hơn là trước đây, bệnh thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở người lớn tuổi thì hiện nay, bệnh này đang ngày càng phổ biến ở người trẻ. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có đến 30% dân số Việt Nam bị thoát vị đĩa đệm. Bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa, có thể gặp ở người trong lứa tuổi 20.
- Bản tin 360 độ sống khoẻ: Uống cà phê muối thường xuyên, lợi hay hại?
- Bản tin 360 độ sống khoẻ: Thực hư công nghệ hút chì, thải độc trên da mặt tại các cơ sở làm đẹp
Hiện nay, nhiều bệnh nhân vẫn chủ quan khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm và không kiên trì để chữa trị dứt điểm. Thêm vào đó, thói quen sinh hoạt không hợp lý cùng với việc uống thuốc không đều đặn gây nên tình trạng “nhờn thuốc” khiến bệnh ngày càng trở nặng.
Bệnh tiến triển nặng thường xuất hiện tình trạng các đĩa đệm bị thoái hóa ngày càng trở nên xơ cứng, giòn đứt, thậm chí vỡ đĩa đệm, mất khả năng phục hồi.
Vậy những dấu hiệu và nguyên nhân nào gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm? Làm cách nào để phòng ngừa bệnh này ở độ tuổi còn trẻ? Những nội dung này sẽ được bác sĩ Trịnh Quang Anh, Trưởng Trung tâm hiệu chỉnh Cơ xương khớp và Y học thể thao thuộc Bệnh viện phục hồi chức năng 1A (TPHCM), giải đáp trong chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” của Bản tin 360 độ sống khỏe ngày 22-8. Mời quý vị cùng đón xem ngay sau đây.
Minh Thảo