(SGTT) - Cùng với dịch Covid-19, các bệnh viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa… vẫn đang diễn biến phức tạp. Tại TPHCM, học sinh đã bắt đầu đi học trở lại, các bậc phụ huynh đang lo ngại vấn đề phòng chống dịch cho trẻ khi đến trường, nhất là học sinh mầm non và tiểu học - đây là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao, cũng như chưa ý thức đầy đủ về tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
- Hơn 300.000 học sinh đầu cấp tại TPHCM tựu trường bước vào năm học mới
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Phân biệt đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa, thuỷ đậu
- Bản tin 360 độ sống khỏe: Giải tỏa áp lực tâm lý cho sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT
Hôm 22-8 vừa qua, học sinh các lớp đầu cấp (1, 6, 10) trên địa bàn TPHCM đã tựu trường, chính thức bước vào năm học mới 2022-2023. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh đang lo lắng khi thời điểm này dịch Covid-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại. Cùng với đó là các bệnh viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa… vẫn đang diễn biến phức tạp.
Đáng nói hơn là tình trạng "dịch chồng dịch" với nguy cơ xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ. Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, nhiều phụ huynh lo ngại nếu những cơ sở giáo dục không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, vệ sinh môi trường, thì học sinh có nguy cơ bị dịch tấn công.
Làm thế nào để đối phó với nguy cơ "dịch chồng dịch" khi trẻ đi học trở lại, chuyên mục “Chuyện khó có chuyên gia” đã có buổi trao đổi với BS. Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TPHCM và BS. Trương Thị Ngọc Phú đang công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) để giải đáp vấn đề này.
Bên cạnh các biện pháp phòng chống dịch cho trẻ khi quay trở lại trường học, thì những thông tin về thực hư quy định học sinh tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trước khi đến trường tại TPHCM; tình trạng thiếu thuốc đặc trị sốt xuất huyết; Bộ Y tế kích hoạt hệ thống điều trị Covid-19 để sẵn sàng ứng phó kịch bản xấu… là các nội dung sẽ có trong “Bản tin 360 độ sống khỏe” ngày 23-8.
Minh Thảo