Thứ bảy, Tháng tư 5, 2025

Ban hành quy định phân hạng về an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Thông tư Quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu. Cơ sở có kết quả không đạt sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm còn hiệu lực.
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh minh hoạ: T.L

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Thông tư Quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu (văn bản số 02/VBHN-BNNPTN hợp nhất Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12-11-2013 và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30-12-2022 về kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu).

Một trong những nội dung của thông tư là điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở được phân làm 4 loại, gồm hạng 1 là rất tốt, hạng 2 là tốt, hạng 3 là đạt và hạng 4 là không đạt.

Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm, đối với cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): thông báo kết quả; tổng hợp để đề nghị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cập nhật thông tin (nếu cần thiết).

Đối với cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4) sẽ thông báo kết quả, yêu cầu cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi, thu hồi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm còn hiệu lực (nếu có).

Danh sách ưu tiên là danh sách các cơ sở có lịch sử bảo đảm an toàn thực phẩm hạng 1, hạng 2; có tên trong danh sách xuất khẩu; có ít nhất 5 lô hàng xuất khẩu và không bị cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc thị trường nhập khẩu phát hiện vi phạm về an toàn thực phẩm trong thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ ngày được xếp hạng 1, 2.

Cơ sở bị đưa ra khỏi danh sách ưu tiên trong các trường hợp: không duy trì điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, bị xuống hạng 3 hoặc hạng 4; không được cấp chứng thư theo quy định; có lô hàng xuất khẩu bị cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc thị trường nhập khẩu phát hiện không bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các chỉ tiêu: vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh; tồn dư chất ô nhiễm môi trường, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, độc tố sinh học, chất gây dị ứng; hoặc bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung đình chỉ sản xuất; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Thông tư cũng quy định chi tiết về hình thức chứng nhận đối với lô hàng xuất khẩu; yêu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu; quy định đối với Chứng thư; cơ sở không được cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu; cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu sản xuất tại cơ sở trong danh mục ưu tiên cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu sản xuất tại cơ sở ngoài danh mục ưu tiên.

N.Tân

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

 Hiểu về liều lượng sử dụng thực phẩm bổ sung để...

0
(SGTT) - Thực phẩm bổ sung mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lạm dụng hoặc sử dụng sai liều lượng có...

Phạt công ty bán kẹo rau củ Kera 125 triệu đồng

0
(SGTT) - Sở An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Tập...

Nhiều sản phẩm nông sản và thực phẩm của Việt Nam...

0
(SGTT) - Các quy định của EU về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm thay đổi liên tục, có những quy định...

Doanh nghiệp xuất khẩu theo sát ‘nhất cử, nhất động’ về...

0
(SGTT) - Năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Việt Nam. Nhưng, xuất khẩu sang...

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực trong tháng đầu...

0
(SGTT) - Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo kinh tế - xã hội cả nước trong tháng 1-2025. Trong đó, kim...

Số cơ sở bị phạt vì vi phạm an toàn thực...

0
(SGTT) - Trong năm 2024, số cơ sở bị phạt tiền do vi phạm về an toàn thực phẩm tăng 2,9 lần so với...

Kết nối