Thứ Bảy, Tháng 7 26, 2025

Bác sĩ: rửa tay thường xuyên hiệu quả hơn đeo khẩu trang để chống dịch

(SGTTO) - Trước tình hình dịch bệnh do virus Corona ngày càng gia tăng mạnh ở Trung Quốc và lan ra nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã thông báo có ít nhất 5 người nhiễm virus Corona đã khiến người dân cả nước lo lắng, đổ xô đi mua khẩu trang, nước diệt khuẩn.

Các cửa hàng trực tuyến cũng chớp thời cơ quảng cáo bán các loại nước uống, xịt mũi họng diệt virus, các thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch… dẫn đến việc sản xuất không kịp, khẩu trang bị tăng giá hàng ngày.

Khách mua tìm khẩu trang tại Trung tâm Y tế Phường 14, quận 3 thì cho hay hàng đã được đặt hết. Ảnh: Mỹ Huyền

Các chuyên gia uy tín trong ngành y tế đã đưa ra nhiều khuyến cáo người dân không nên quá hoảng loạn, phụ thuộc vào khẩu trang, đổ xô đi mua khẩu trang khiến nhiều người trục lợi, thị trường khan hiếm. Câu hỏi đặt ra là giả sử nguồn khẩu trang của chúng ta không còn nhiều thì chúng ta phải làm gì?

 

Rửa tay hiệu quả hơn đeo khẩu trang

PGS-TS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TPHCM, cho rằng nếu như không còn đủ khẩu trang để sử dụng, chúng ta chỉ để dành khẩu trang cho người đang có bệnh sốt, ho, sổ mũi. Người khoẻ mạnh có thể không dùng, thay vào đó là thực hiện các biện pháp khác như giữ khoảng cách xa với người tiếp xúc, rửa tay thường xuyên, không đến những nơi đông người, mở toàn bộ cửa khi vào những khu vực kém thông khí như taxi, phòng lạnh. Trong thang máy, đứng sau lưng người khác như xếp hàng, không đứng đối diện nhau. Trong các vụ dịch cúm trước đây, các nghiên cứu đã chứng minh rửa tay có hiệu quả hơn khẩu trang trong phòng ngừa cúm. Khi mang khẩu trang trong một thời gian dài, khẩu trang sẽ bị ẩm và sẽ trở thành môi trường để cho vi sinh vật phát triển nhanh hơn, và nhiều khi lại dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Vậy nên, hãy mang khẩu trang đúng chỉ định và đúng cách, không phải mang ở mọi lúc, mọi nơi, không sử dụng cho tất cả mọi người. Cần sử dụng khẩu trang một cách thông minh hơn.

Dùng khăn giấy ít bụi chế thành khẩu trang

PGS.TS. Phạm Hùng Vân, nguyên Giảng Viên môn Vi Sinh, Khoa Y, Đại Học Y Dược TPHCM, đã chỉ cách cho người dân dùng khăn giấy cao cấp, ít bụi chế thành khẩu trang để phòng bệnh do virus corona mà không cần phụ thuộc vào khẩu trang y tế. Bằng cách xếp khăn giấy theo từng nếp dọc (dạng xếp quạt) để làm dụng cụ che mũi, miệng. Sau đó, thắt 4 sợi dây thun làm 2 phần, sau đó dùng bấm giấy kẹp giữ dây thun vào hai đầu khăn giấy đã xếp trước đó để làm dụng cụ đeo. Theo ông, "sự hữu dụng của khẩu trang y tế là đúng. Tuy nhiên, cái khẩu trang mà chúng ta thường mua và đeo không thể bị đẩy giá lên cao như thị trường hiện nay, mà lý do của việc này là chúng ta ùn ùn mua sạch và vét sạch". Thật sự chỉ cần có một khẩu trang đủ dày và đủ kín là đủ công dụng cho việc ngừa lây nhiễm cũng như làm lây nhiễm và cách làm khẩu trang từ khăn giấy cao cấp, ít bụi là rất hiệu quả.

"Tôi bị viêm mũi dị ứng do bụi và thời tiết. Tôi làm cái khẩu trang 3 lớp giấy Pulppy đeo vào thấy dễ chịu không hề bị nhảy mũi nên chắc chắn rất ít bụi. Riêng các bạn có thể mua được khẩu trang y tế đủ dùng lâu dài thì cứ mua, còn nếu không có thể tạm thời sử dụng cách tôi đã hướng dẫn”, BS Vân nói.

Nhà nước yêu cầu giữ ổn định khẩu trang y tế

Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đã có công văn gửi cho hơn 40 đơn vị sản xuất trang thiết bị y tế trong nước để đánh giá năng lực sản xuất và hàng tồn kho… Đồng thời, đề nghị các đơn vị chủ động xản xuất và đi vào sản xuất ngay sau Tết, chịu trách nhiệm đảm bảo bình ổn giá.

Bộ Y tế đã đề nghị các đơn vị sản xuất, nhập khẩu, phân phối trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn cung cho các cơ sở y tế, trước mắt đặc biệt là trang thiết bị phòng chống dịch, sau đó là đáp ứng nhu cầu trong nước để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay.

Các doanh ngiệp không được nâng giá bán để đảm bảo bình ổn thị trường trong giai đoạn này. Ngành y tế cũng đề nghị các đội quản lý thị trưởng phối hợp, kiểm tra giám sát, tránh tình trạng nâng giá quá cao, đặc biệt là khẩu trang.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho hay hiện dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thì khi đến những chỗ nguy cơ cao như đi phương tiện công cộng, bệnh viện, người dân có thể dùng khẩu trang y tế thông thường, không nhất thiết dùng khẩu trang N95. Thậm chí có thể dùng khẩu trang vải cũng cho tác dụng tương đương để chắn những giọt bắn từ người khác.

Hoàng Nhung

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa sáng thử xôi mặn, xôi gà cải xá bấu vị...

0
(SGTT) - Mở bán hơn 40 năm ở trung tâm thành phố, quầy xôi của cô Thu là điểm đến quen thuộc của nhiều...

TPHCM đổi địa điểm nhận hồ sơ cấp, đổi giấy phép...

0
(SGTT) - Phòng Cảnh sát giao thông Công an TPHCM thông báo chuyển địa điểm tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái...

TPHCM tính phương án xử lý pin thải cho 400.000 xe...

0
(SGTT) - TPHCM dự kiến xây trung tâm tái chế pin để xử lý pin thải từ 400.000 xe điện sau năm 2026, đồng...

Nghề làm gốm đen truyền thống của người M’nông ở Đắk...

0
(SGTT) – Không bàn xoay, không lò nung, không khuôn đúc – nghề làm gốm của người M’nông Rlăm ở buôn Dơng Bắk (nay...

Tuyến Phạm Văn Đồng – nút giao Gò Dưa trên vành...

0
(SGTT) - Dự án kết nối đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa - quốc lộ 1 trên đường vành đai 2...

Thăm đảo Capri ở miền Nam nước Ý

0
(SGTT) – Nằm cách bờ biển Napoli khoảng 5km, đảo Capri (Ý) là một điểm đến thu hút du khách nhờ địa hình đá...

Kết nối