Thứ ba, Tháng mười hai 3, 2024

Ám ảnh kỳ thi chuyển cấp

Tường Lan (Hà Nội) -

Một cuộc “khẩu chiến” đang diễn ra trên mạng xã hội khi một Facebooker đưa một bức hình có nội dung: “Động lực thi tuyển vào trường cấp ba Long Thành của Minh Anh”. Trong đó, người mẹ đưa ra các yêu cầu như sau: Thi không đậu lớp 10 đừng có về nhà; Thi không đậu lớp 10 đừng gọi mẹ con; Thi không đậu lớp 10 thì đi luôn đi.

Mặc dù bản thân chủ nhân của bức hình đã khẳng định là bức ảnh chụp chỉ mang tính giải trí nhưng cộng đồng mạng vẫn có nhiều tranh cãi. Điều này thể hiện sự quan tâm của rất nhiều người trong xã hội về một vấn đề luôn làm đau đầu các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và nhất là các học sinh: kỳ thi vào cấp ba.

Năm nào cũng thế, đến hẹn lại lên, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra quy chế tuyển sinh vào lớp 10 thì các bậc phụ huynh và các thí sinh lại bắt đầu căng thẳng cho “cuộc chiến” trước mắt.

Trong 12 năm đi học, thì kỳ thi vào lớp 10 được coi là quan trọng nhất. Số lượng thí sinh luôn vượt quá khả năng tuyển sinh của các trường phổ thông trung học công lập nên dù muốn hay không cũng sẽ có một số lượng các em buộc phải học ở các trường dân lập, bán công, các trung tâm dạy nghề.

Việc phải học ở các loại hình ngoài công lập đều không phải là mong muốn của đại đa số các thí sinh vì ngoài mức học phí cao, chất lượng dạy và học không ổn, thì việc đi lại xa cũng là một vấn đề mà các bậc phụ huynh lo lắng.

Vẫn biết Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm gần đây luôn nỗ lực để tìm ra các giải pháp cải tiến để thay đổi chất lượng của nền giáo dục nước nhà. Trong quá trình cải tiến, có nhiều sự thay đổi và dĩ nhiên sự thay đổi nào cũng ảnh hưởng tới các thầy cô, các học sinh và các bậc phụ huynh. Việc thay đổi liên tục làm cho xã hội hoang mang.

Bản thân tôi là một phụ huynh có con năm nay thi vào lớp 10. Do việc phải chấp nhận sự thay đổi dù muốn hay không nên từ đầu năm, tôi cũng như nhiều phụ huynh khác đều lo liệu năm nay bộ có sự thay đổi nào nữa không, và rồi thở phào khi chỉ có TPHCM là thi thêm môn Ngoại ngữ.

Chính vì luôn có “phát sinh” nên thật sự bản thân tôi cũng không muốn tìm hiểu nhiều về các chính sách của ngành giáo dục vì chả biết đến năm con mình học đến cấp đó thì có gì mới nữa không.

Mong sao các nhà chuyên môn, các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo mỗi khi nghiên cứu, đưa ra một sự thay đổi thì nên nghĩ đến sự lâu dài để tránh những sự lãng phí, lo lắng, bức xúc của xã hội. Riêng việc phải lo học sao cho tốt để đạt điểm đủ vào trường nguyện vọng 1 với con em chúng ta cũng đã rất mệt rồi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung đạt giải thưởng ‘Bình...

0
(SGTT) - Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung (MITC) vừa đạt giải Nhất ở hạng mục "Bình đẳng giới tại nơi làm việc"...

Thêm quy chế kiểm soát chất lượng các kỳ thi thi...

0
(SGTT) - Để ngăn chặn tình trạng thi thay, thi hộ, thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quy...

Ngành giáo dục rà soát điều kiện, cấp bằng cho liên...

0
(SGTT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho dự thảo nghị định quy định về điều kiện, trình tự,...

Khó tìm việc sau tốt nghiệp, điểm yếu của sinh viên...

0
(SGTT) – Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến sinh viên ra trường khó tìm được việc làm như thiếu kỹ năng...

TPHCM: miễn, giảm học phí, điều chỉnh một số khoản thu...

0
(SGTT) - Trẻ em mầm non 5 tuổi được miễn học phí từ năm học 2024-2025. Học sinh Trung học Cơ sở được miễn...

205 bác sĩ đầu tiên tốt nghiệp Trường đại học Nam...

0
(SGTT) - Trường đại học Nam Cần Thơ (DNC) đã trao bằng tốt nghiệp cho 205 tân bác sĩ y khoa đầu tiên, niên...

Kết nối