Chủ Nhật, Tháng 7 13, 2025

Vì sao một quán đông người luôn hấp dẫn thực khách?

(SGTT) - Trong lĩnh vực kinh doanh F&B, không chỉ chất lượng món ăn hay không gian quán quyết định sự thành công, mà nó còn ở yếu tố tâm lý đám đông.

Một hiện tượng quen thuộc nhưng đầy sức mạnh khi một người đi ngang qua hai quán ăn, một bên đông kín người, một bên vắng tanh thì khả năng cao họ sẽ chọn vào quán đông. Lý do không đơn giản chỉ là "thấy đông thì vui" mà nó là nằm sâu trong tiềm thức và bản năng sinh tồn của con người.

Tâm lý "Nhiều người ăn chắc là ngon"

Một số thực khách đưa ra quyết định chọn thưởng thức món ăn có thể vì lý do món đó được nhiều người ăn. Ảnh minh họa: Getty Image

Đây là một phản xạ tâm lý rất tự nhiên. Theo đó, khi bạn thấy nhiều người chọn một địa điểm, bộ não sẽ nhanh chóng đưa ra giả định: "Chắc nơi này tốt nên mới đông như vậy". Trong một thế giới đầy thông tin và lựa chọn, con người thường dùng hành vi của đám đông để tiết kiệm thời gian suy nghĩ. Thực tế, đây là một cơ chế sinh tồn từ thời nguyên thủy khi con người cần bắt chước bầy đàn để an toàn và sống sót.

Nỗi sợ nguyên liệu cũ và kém chất lượng

Khi một quán vắng khách, đặc biệt là các quán ăn, khách hàng dễ liên tưởng rằng nguyên liệu không quay vòng nhanh, món ăn không tươi, nhân viên không có kinh nghiệm, hay thậm chí phải có lý do gì đó thì người ta mới không vào. Tâm lý sợ trở thành người thử nghiệm thất bại khiến họ quay lưng với quán, dù cho món ăn có thể ngon.

Chiêu trò phổ biến: tạo hiệu ứng đông người

Một số quán ăn, nhà hàng có thể nhờ hoặc thuê người đóng vai khách hàng để tạo tâm lý yên tâm cho các thực khách khác khi ghé thăm. Ảnh minh họa: Getty Image

Nhiều quán ăn hiểu rõ điều này nên không ngại đầu tư để "làm màu" ban đầu. Chẳng hạn như tặng khuyến mãi để khách ngồi lâu hơn, từ đó tạo cảm giác quán đông; nhờ bạn bè, người thân đến ngồi bàn gần cửa sổ, tạo hình ảnh hấp dẫn với người qua đường; một số nơi thậm chí thuê “diễn viên quần chúng” để ngồi ăn, gọi món, xếp hàng và chụp ảnh. Cuối cùng là dùng mạng xã hội, food reviewer, TikTok để "thổi" hình ảnh quán luôn đông đúc, gây tò mò.

Khi khách hàng là "nhân viên" truyền thông cho quán

Nếu bạn đang là chủ quán ăn, đừng sợ chuyện khách ngồi lâu chiếm dụng tỷ lệ chỗ ngồi xoay vòng bàn vì bạn hoàn toàn có thể khai thác giá trị khác từ việc chăm sóc họ, bán thêm đồ uống, món phụ, tráng miệng, hoặc đơn giản tinh tế nhờ họ đang làm marketing cho bạn.

Khách hàng có thể là kênh truyền thông quảng bá cho quán ăn, nhà hàng nếu họ nhận được sự phục vụ tốt, món ăn chất lượng cũng như không gian hài hòa. Ảnh minh họa: Getty Image

Khách quay lại quan trọng hơn là khách đi ngang không bao giờ bước vào hay chỉ thử một lần cho biết mà không quay lại (họ cũng sẽ không bao giờ giới thiệu cho bạn bè người thân đến quán). Cốt lõi của ngành dịch vụ ăn uống không chỉ là "bán được một bữa" mà nó là xây dựng thói quen cho khách hàng ghé lại nhiều lần.

Cụ thể, một khách hàng quay lại nhiều lần, giới thiệu bạn bè, đánh giá tốt sẽ mang lại giá trị dài hạn cao hơn nhiều lần so với một người ghé qua rồi không bao giờ trở lại. Do đó, đôi khi đầu tư để tạo hiệu ứng ban đầu để quán "có không khí" là cái giá hợp lý để trả cho một chỗ đứng bền vững.

Hiểu và tận dụng tâm lý đám đông là một chiến lược khôn ngoan, đặc biệt trong ngành dịch vụ ăn uống. Quán ăn không chỉ cần ngon, sạch, mà còn phải trông có vẻ đáng tin và hấp dẫn trong mắt người lần đầu nhìn thấy. Và đôi khi, một quán đông là kết quả của hiệu ứng… được tạo nên có chủ đích.

Trong thế giới của lòng tin mỏng manh và quyết định trong tích tắc, hình ảnh bạn tạo ra chính là món ăn đầu tiên người ta nếm.

Chef Nguyễn Đinh Phong

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sản xuất gạo lên men đỏ từ chủng nấm Monascus sp.

0
(SGTT) - Nhờ khả năng tạo ra sắc tố sinh học tự nhiên, chủng nấm Monascus sp. được các nhà nghiên cứu Trung tâm...

Sách ‘Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời’ đoạt giải...

0
(SGTT) - "Người Hà Nội: Chuyện ăn, chuyện uống một thời", quyển sách về câu chuyện ẩm thực người Hà Nội đầu thế kỷ...

Hiểu hơn về hai chất tạo ngọt thay thế cho đường

0
(SGTT) - Trong các loại chất tạo ngọt thay thế cho đường fructose sucrose maltose ngoài stevia, erythritol cho các sản phẩm Diet No...

Hiểu đúng về trào lưu ẩm thực phở bò thố đá

0
(SGTT) - Thời gian gần đây, thực khách không khỏi tò mò về phở bò thố đá khi món ăn đựng trong thố đá...

Những loại dầu ăn gây hại cho sức khỏe, không chỉ...

0
(SGTT) - Từ câu chuyện công ty Nhật Minh Food bán ra thị trường số lượng lớn dầu ăn sản xuất thức ăn chăn...

Điều gì làm cho ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng toàn...

0
(SGTT) - Không chỉ nổi tiếng với sushi, ramen hay tempura, ẩm thực Nhật Bản chinh phục thực khách toàn cầu nhờ triết lý...

Kết nối