Thứ năm, Tháng hai 13, 2025

Những ngộ nhận về bột kem không sữa

(SGTT) - Trong ngành thực phẩm, bột kem không sữa (Non-Dairy Creamer) thường được sử dụng để thay thế sữa hoặc kem trong cà phê, trà sữa, bánh kẹo, thực phẩm chế biến. Dù tên gọi là Non-Dairy (tạm dịch: không chứa sữa), nhưng thực tế một số loại vẫn chứa thành phần từ sữa, đặc biệt là caseinate (một loại protein từ sữa).
Bột kem không sữa ứng dụng trong một số sản phẩm như cà phê, trà sữa, bánh kẹo. Ảnh minh họa: Krimerindo

Theo đó, thuật ngữ "Non-Dairy" không có nghĩa là hoàn toàn không chứa sữa, mà chỉ có nghĩa là không chứa lactose hoặc không có thành phần sữa tươi nguyên chất. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm Non-Dairy Creamer vẫn sử dụng caseinate (protein từ sữa) để tạo kết cấu kem mịn, giúp hòa tan tốt hơn và tạo vị béo giống sữa thật.

Thành phần chính của Non-Dairy Creamer

Trong Non-Dairy Creamer, thường gồm một số loại như dầu thực vật hydro hóa hoặc không hydro hóa (palm oil, coconut oil); đường (maltodextrin, glucose syrup); protein từ sữa (sodium caseinate hay calcium caseinate); chất tạo nhũ (mono- & diglycerides); chất làm dày (carrageenan, guar gum); chất chống vón cục (silicon dioxide).

Thành phần sữa trong Non-Dairy Creamer

Một nhãn hàng Non-Dairy Creamer có chứa calcium caseinate. Ảnh minh họa: Brandonwilson

Những thành phần từ sữa có thể có trong Non-Dairy Creamer, gồm sodium caseinate hoặc calcium caseinate, một dạng protein từ sữa giúp tạo độ sánh và hương vị kem. Do không chứa lactose (đường có trong sữa động vật) nên thường không gây vấn đề với người không dung nạp chất này, nhưng nó vẫn không phù hợp với người bị dị ứng sữa. Tiếp đến là đạm sữa (Whey) có trong Non-Dairy Creamer, nhằm tăng độ béo và giúp hòa tan tốt hơn. Cuối cùng là chất béo từ sữa có trong một số sản phẩm cao cấp.

Điều dễ gây hiểu nhầm về Non-Dairy Creamer

Những người dị ứng sữa thực sự là do dị ứng với một protein có trong sữa, chẳng hạn như casein hoặc whey. Hay những người không dung nạp lactose thực ra không bị dị ứng với sữa (không phải theo nghĩa miễn dịch khi họ không phát triển phản ứng quá mẫn, mà đơn giản là không tiêu hóa được lactose).

Dị ứng sữa có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ảnh minh họa: Healthylife

Cụ thể, thay vì được hấp thụ vào ruột dưới dạng đường, lactose vẫn tồn tại trong lòng ruột. Trong ruột, có vi khuẩn tiêu hóa lactose, tạo ra lượng lớn khí như một sản phẩm phụ. Ngoài ra, lactose còn hoạt động như một chất nhuận tràng thẩm thấu, kéo nước vào ruột và gây tiêu chảy.

Vì thế, nếu một người dị ứng sữa thực sự, cần kiểm tra thông tin dị ứng được liệt kê sau danh sách thành phần với chữ in đậm: Chứa sữa. Còn bạn không dung nạp lactose thì không cần lo lắng về thông tin dị ứng. Sản phẩm này không chứa lactose và an toàn cho người không dung nạp lactose.

Nếu bạn ăn chay thuần (vegan) thì đây không phải sản phẩm thuần chay. Khái niệm "không chứa sữa" và "thuần chay" không đồng nghĩa, và những người theo chế độ ăn thuần chay sẽ biết điều này.

Không nên uống sống Non-Dairy Creamer

Non-Dairy Creamer không nên uống sống. Ảnh minh họa: Lollicupstore

Một số loại có chứa dầu hydro hóa (Trans Fat) có thể gây hại cho bạn nếu tiêu thụ thường xuyên. Qua đó, gây tăng nguy cơ bệnh tim mạch, gây rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol xấu, ảnh hưởng đến gan và thận.

Ngoài ra, không nên uống sống Non-Dairy Creamer bởi một số thành phần như sodium caseinate, carrageenan chỉ an toàn qua nhiệt. Cụ thể, sodium caseinate là protein từ sữa, nhưng nó không hòa tan tốt trong nước lạnh, có thể gây khó tiêu hoặc kích ứng dạ dày. Hay như chất carrageenan có thể gây viêm ruột nếu tiêu thụ nhiều và chưa qua xử lý nhiệt.

Cách phân biệt loại uống sống và loại cần qua nhiệt

  • Có thể uống sống: Các loại Non-Dairy Creamer chuyên dùng cho trà sữa, cà phê hòa tan, được sản xuất với công thức dễ hòa tan và an toàn khi pha lạnh.
  • Không nên uống sống pha lạnh không gia nhiệt: Các loại dùng trong bánh kẹo, làm kem tươi, chế biến thực phẩm công nghiệp, vì chúng chứa nhiều dầu hydro hóa và chất ổn định chỉ an toàn khi đun nóng.

Cách kiểm tra "uống sống"

  • Đọc nhãn thành phần: Nếu có hydrogenated oil, sodium caseinate, carrageenan, tốt nhất nên pha nóng.
  • Xem hướng dẫn sử dụng: Nếu trên bao bì ghi “for cooking và baking” thì không nên uống sống.

Uống Non-Dairy Creamer không đến mức gây ngộ độc ngay lập tức, nhưng dùng thường xuyên có thể gây hại sức khỏe về lâu dài. Nếu chọn loại dùng để pha uống trực tiếp vẫn nên kiểm soát lượng tiêu thụ, vì nhiều loại chứa chất béo không tốt và phụ gia có thể ảnh hưởng sức khỏe. Tốt nhất là pha với nước nóng để đảm bảo an toàn tiêu hóa và giảm nguy cơ từ các chất phụ gia.

Chef Nguyễn Đinh Phong

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khám phá ẩm thực địa phương thuộc top ’10 điểm đến...

0
(SGTT) - Mới đây, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam vừa được nền tảng du lịch trực tuyến Booking.com vinh danh là một trong "10...

Hiểm họa từ những video nấu ăn vô thưởng vô phạt...

0
(SGTT) - Trong thời đại bùng nổ nội dung số, những video nấu ăn không chỉ là một hình thức giải trí mà nó...

Thông tin về loài hải sản giá 1,4 triệu đồng gây...

0
(SGTT) - Mới đây, cộng đồng ẩm thực không khỏi bàn tán câu chuyện một thực khách đăng bài lên mạng xã hội nói...

Hiểu tất tần tật về loại sốt quán nướng nào cũng...

0
(SGTT) - BBQ là loại sốt cơ bản được ứng dụng nhiều trong các quán ăn chuyên về món nướng. Công dụng của chúng...

Nga phát minh thêm công nghệ tạo ra thực phẩm thông...

0
(SGTT) - Mới đây, một nhóm nhà khoa học ở Đại học Tổng hợp Liên bang Bắc Kavkaz (NCFU), Nga đã phát triển phương...

Nhật Bản phát minh thêm công nghệ ánh sáng giúp trái...

0
(SGTT) - Thông qua việc chiếu ánh sáng cận hồng ngoại trong thời gian ngắn (0,1 giây), các loại trái cây sẽ trở nên...

Kết nối